ạ, Hình Khải vui, con cũng mừng cho anh ấy.” Cô ngẩng đầu lên, mỉm cười.
Hình Phục Quốc mỉm cười một cách bất lực, Hình Dục là con ruột của ông thì có phải tốt biết bao nhiêu.
Hai bố con quay trở lại bàn ăn, Hình Phục Quốc không muốn bàn luận về chuyện của con dâu tương lai trước mặt Hình Dục, cả ba người cùng chìm vào im lặng.
Uống canh xong, Hình Phục Quốc còn vội đi công việc, trước khi đi cũng đã tìm hiểu thông tin cơ bản về cô gái tên là An Dao. Mặc dù Hình Khải rất tùy tiện quyết định việc kết hôn của mình, nhưng hôn nhân của con cái cán bộ cao cấp không phải chuyện đơn giản như anh yêu tôi tôi yêu anh là có thể về sống cùng nhau.
***
Hình Khải múc một thìa canh, ánh mắt thỉnh thoảng lại liếc nhìn về phía Hình Dục.
“Bố nói gì với em thế?”
“Không có gì. Chỉ hỏi về gia đình An Dao thôi.”
“Còn gì nữa không?”
“Không.”Hình Dục lấy từ trong nồi ra mấy con tôm sông bỏ vào bát canh của Hình Khải.
Hình Khải trừng mắt nhìn cô, tự nhiên anh nổi giận vô cớ.
“Anh muốn đưa An Dao về gặp bố chúng ta, điều đó có nghĩa là gì em biết không? Em không có gì muốn nói sao?”
“Anh muốn em nói gì?” Hình Dục ngẩng đầu, chạy ra trước tủ rượu lấy một chai rượu nho, rót vào hai chiếc ly, rồi cầm ly lên nói, “Chúc mừng” sau đó tự mình uống cạn.
Bàn tay cầm ly rượu của Hình Khải, từ từ đưa lên cao, chất lỏng màu hoa đào sóng sánh theo lửa giận dồn xuống đầu ngón tay anh.
Hình Dục thấy anh không nói gì, có chút gượng gạo, lại rót thêm cho mình một ly khác, định nói gì lại thôi, chỉ đặt ly rượu lên môi, đang định uống thì bị Hình Khải vung tay hất bay.
Thấy vậy, nụ cười của Hình Dục vụt tắt, cô đứng dậy, đi lấy chổi và hót rác thu dọn mảnh thủy tinh vỡ, sau khi quét sạch, cô lại lấy giẻ ra lau nhà, lau xong, rửa tay quay người bỏ vào phòng ngủ.
Hình Khải kéo tay Hình Dục giật lại, nhìn cô trừng trừng với ánh mắt khó tin, cơn giận dồn nén trong lòng không cách nào giải phóng được.
Hàng ngày mỗi lần đi ngủ và ngủ dậy anh đều phải tự nói với mình một lần rằng: Hình Dục là em gái anh, phải đối xử với cô như với chính em gái ruột. Cứ nhắc đi nhắc lại như thế để ru ngủ chính mình. Nửa năm nay, anh đúng là đã làm được điều đó, học cách không để lộ tình cảm ra ngoài. Nhưng Hình Dục dựa vào cái gì mà bĩnh tĩnh như thế khi nghe tin anh muốn đưa An Dao về gặp bố mình? Còn anh dựa vào cái gì mà lại quan tâm tới cảm nhận của cô?
Hình Dục mất đi vẻ điềm tĩnh lạnh lùng thường ngày, cô ra sức hất tay anh ra. Cô đẩy mạnh Hình Khải một cái, nước mắt cứ thế tuôn rơi: “Hình Khải! Đã đủ chưa? Rút cuộc anh còn muốn em thế nào nữa?”
“Muốn em phải thế nào? Câu này anh nói mới đúng chứ?!” Hình Khải quá phẫn nộ, giờ trong đầu anh chỉ có thể nghĩ được rằng, mẹ kiếp, Hình Dục chẳng buồn quan tâm tới anh dù chỉ một chút xíu, chẳng buồn để ý xem anh sống với ai!
Hình Khải thậm chí còn chưa cả suy nghĩ đến việc tại sao mình lại tức giận như thế? Tại sao lại kỳ lạ như thế? Những lời nói cay nghiệt chua ngoa, chẳng qua sự kiểm duyệt của đại não cứ thế buột miệng tuôn ra.
Một cái bạt tai như trời giáng của Hình Dục bổ xuống, tất cả đột ngột dừng lại.
“Hình Khải, anh dựa vào cái gì mà có thể gào thét lên như thế với em?”
Ánh mắt Hình Khải vằn máu, chầm chậm giơ tay lên chỉ vào cô, ngón tay đã bắt đầu run run, không thốt ra được dù chỉ là nửa câu. Đúng thế, anh dựa vào cái gì chứ? Dựa vào việc anh không ngừng diễn kịch hôn hít thân thiết với vô số những cô gái khác trước mặt cô sao? Hay dựa vào việc rõ ràng anh đã biết tình cảm của mình nhưng lại thà chết chứ không thừa nhận là thích cô?
Cuối cùng, Hình Khải giơ tay quệt mắt, đạp cửa đi ra.
Hình Khải ngồi trong mưa, nhớ lại năm mình mười bảy tuổi, anh đội mưa chạy ra bãi rác lục tìm đôi giày thể thao trắng của Hình Dục, anh khi ấy, rất ngốc, còn anh bây giờ, càng ngốc hơn.
Anh lấy hết sức, tự cho mình một cái bạt tai. Anh nếm mùi máu qua kẽ răng, anh rất muốn biết cảm giác lúc này liệu có đau đớn hơn cái bạt tai vừa rồi không, liệu có đau đớn hơn sự đau đớn trong trái tim anh không.
Hình Khải ngẩng đầu lên, để mặc cho nước mưa xối lên người, cứ thế, ngồi suốt một đêm.
Nhưng anh lại không biết rằng...
Hình Dục đứng ngay cùng anh dầm mưa cả đêm.
Ngày hôm sau.
Bọn họ đều ốm cả, ai nằm trong phòng ngủ của người nấy.
Cho tới gần tối, Hình Khải mới lảo đảo nặng nề tỉnh dậy. Anh cố gắng lết ra khỏi phòng ngủ, vừa ho vừa đi tìm thuốc giảm sốt, lật tung cả tủ thuốc lên vẫn không tìm thấy thuốc đâu. Hình Dục không có nhà, anh chẳng tìm thấy thứ gì hết.
Hình Khải nằm vật xuống ghế sô pha, không biết là đói hay là mắc bệnh gì nặng, mà đến sức lực để tự rót cho mình cốc nước anh cũng chẳng có nữa.
Lúc này, một tràng ho dài vọng ra từ phòng ngủ của Hình Dục, Hình Khải tưởng mình ù tai nghe nhầm, anh cuộn người trên ghế, toàn thân lúc nóng lúc lạnh.
Không lâu sau, từ phòng của Hình Dục lại vọng ra tiếng bụp mạnh, Hình Khải tỉnh dậy, loạng choạng đi tới trước cửa phòng ngủ của Hình Dục: “Hình Dục... khụ khụ... Hình Dục, mở... cửa...” Anh trượt theo cửa ngồi phịch xuống nền, hai chân mềm nhũn.
Đợi mấy phút, không thấy Hình Dục ra mở cửa, anh đành tự mình đẩy cửa vào, Hình Dục nằm dưới nền, hai tay ôm chặt ngực, sắc mặt trắng bệch như tờ giấy.
“Hình Dục?!...” Hình Khải vừa bò vừa lăn xông vào phòng Hình Dục, túm lấy vai cô mà lắc, vội vàng gọi: “Tỉnh lại, tỉnh lại đi, em đừng làm anh sợ Hình Dục...” nhưng cô chẳng có phản ứng gì, Hình Khải phát hiện ra cô đã hôn mê.
Hình Khải vội vàng với điện thoại trên đầu giường, đang định gọi cấp cứu, thì Hình Dục giằng cánh tay anh: “Em không sao...”
Hình Khải sờ trán cô, nóng như lửa, lại cầm điện thoại lên.
“Uống thuốc là khỏi ngay thôi. Tủ thuốc trong phòng sách...”
“Ừ, anh đi lấy.”
Hình Khải bế cô lên giường trước, rồi chạy ra khỏi cửa, chỉ nghe thấy những tiếng loang choang vang lên, anh nhanh chóng cầm một chai nước suối quay vào.
Anh ngồi xuống cạnh giường, ôm vai đỡ cô ngồi dậy, vừa dùng răng mở nắp chai, vừa nhét thuốc giảm sốt vào miệng Hình Dục, cho tới tận khi thấy cô nuốt thuốc xuống anh mới thở phào nhẹ nhõm.
Hình Dục dựa vào vai Hình Khải, nghiêng đầu nhìn anh, bất giác chau mày, vì thấy ở khóe miệng anh có vết bầm tím.
Cô khó khăn giơ tay lên, rồi lại thõng xuống, mắt cay cay, kéo chăn trùm lên đầu.
Cô núp trong chăn, run rẩy.
Tiếng khóc nghẹn ngào của cô khiến Hình Khải nhớ lại tất cả những chuyện đã xảy ra vào tối qua: “Hình Dục, còn nhớ câu trước kia anh từng hỏi em không? Nếu như bây giờ và sau này anh chỉ đối tốt với một mình em, liệu em có thích anh không? Câu hỏi đấy là thật, nhưng... em lại chưa bao giờ cho là thật.”
Hình Dục kéo một góc chăn xuống, ngước nhìn anh với đôi mắt đỏ mọng, cô đợi anh nói tiếp, nhưng anh lại chỉ nói: “Em cần phải sống, sống thật khỏe mạnh, anh chỉ yêu cầu em điều đó thôi.”
truyen teen hay
ANH HẬN ANH YÊU EM - PHẦN 7
Chương 25 : Năm Hình Dục 10 tuổ
Hình Dục tên thật là An Diêu, sinh ra trong một ngôi làng nhỏ khá “hoang vắng”, bố mẹ đều là quân nhân, bố cô tên An Quốc Lương, mẹ tên Diêu Thư Mẫn, ên cô được ghép lại từ họ bố và họ mẹ.
An Diêu rất thích tên của mình, mặc dù từ sau khi cô sinh ra bố mẹ cũng không thường xuyên về căn nhà đó, nhưng cô là An Diêu, cái tên bao hàm tình yêu của cả bố và mẹ, là bảo bối của bố mẹ, cô đã nghĩ thế.
Song, suy nghĩ của cô khá thiên lệch. Bởi vì trong một lần bố mẹ cãi nhau họ đã để lộ ra rằng, nếu không phải vì đứa con gái là cô, họ sớm đã không muốn sống cùng nhau nữa. Bố đạp cửa bỏ đi, còn mẹ tự giam mình trong phòng khóc rấm rứt.
Trong lúc họ cãi nhau, An Diêu đứng trong căn bếp ngay bên cạnh nấu cơm.
Bố mẹ cô hiếm khi về nhà, chỉ có trời mới biết cô vui thế nào, nhưng sau khi nghe những lời họ nói trong lúc cãi vã xong, cô cũng không biết cảm giác trong lòng mình là thế nào nữa, bởi vì sự ra đời của cô chỉ là sự cố ngoài ý muốn, nên chẳng ai bỏ thời gian về nhà chăm sóc quan tâm đến cô.
Cô cúi gằm đầu, những cọng rau bóng mỡ vẫn đang được đảo đều trong chảo, một giọt nước mắt lăn xuống, rơi vào đó, hòa lẫn trong đám dầu mỡ.
Thì ra hai người không yêu nhau cũng có thể sống cùng nhau, thậm chí trong mắt người ngoài họ vẫn là một cặp vợ chồng ân ái đầy thương yêu. Nhưng vấn đề là, cảnh tượng bố mẹ tay trong tay đi dạo trên cánh đồng lúa là giả hay sao? Nếu hai người bọn họ không yêu thương nhau tại sao lại sinh ra cô? Còn nữa, sự quan tâm thỉnh thoảng họ vẫn dành cho cô là ảo ư? Không thể nào, tuyệt đối không thể nào như thế.
Nghĩ đến đây, An Diêu xịt xịt mũi, tự an ủi mình, cũng may cô đã lớn rồi, có thể tự chăm sóc cho bản thân, không cần phải dựa dẫm vào sự chăm sóc của bất kỳ ai nữa, thậm chí cô còn có thể chăm sóc cho người khác.
Bố, mẹ... con gái vẫn yêu bố mẹ, cho dù bố mẹ không yêu con cũng chẳng sao...
“An Diêu, An Diêu, mau ra giúp bà bắt con gà mái già này nào... Khụ khụ...” Bà Trương đang đứng bên ngoài chuồng gà, mệt tới mức mồ hôi đầm đìa.
“Dạ, cháu ra đây.”
An Diêu sống ở nơi có khá nhiều người già, con cái của họ cũng giống như bố mẹ An Diêu, đều là những quân nhân bình thường, hay trong mắt họ thì là những quân nhân vĩ đại. Họ thường xuyên túc trực nơi tiền tuyến để chống thiên tai cứu người, điều duy nhất mà An Diêu có thể làm giúp những cô những chú giải quyết nỗi lo lắng băn khoăn về hậu phương của mình, chăm sóc cho bố mẹ họ.
An Diêu chạy đuổi theo con gà mái già nhà bà Trương, con gà mái này thỉnh thoảng lại giở chứng, có nhà không về mà cứ chạy ra đầu thôn theo đuôi bọn gà trống.
“Bà Trương, cháu đã bắt con gà mái đó về vườn nhà bà rồi, bà vào nghỉ đi, cháu đi lấy trà cho bà.” An Diêu lau mồ hôi, cười tươi.
Bà Trương cười móm mém, chống gậy chầm chậm đi về vườn, nói: “An Diêu, cháu có biết tại sao con gà mái đó lại cứ hay chạy lung tung không?”
“Tại sao ạ?”
Bà Trương nhấp một ngụm trà, vuốt vuốt mái tóc cô, mặt thoáng buồn: “Ban đầu bà cũng không tin đâu, nhưng nghĩ kĩ lại nơi mà nó thường chạy đến là nơi con của nó bị xe lăn cán chết.”
“Ôi? Ý bà là, con gà mẹ đi tìm con của nó?” An Diêu nghi hoặc hỏi.
“Động vật cũng giống con người, cũng trọng tình trọng nghĩa, mất con đương nhiên chúngđau lòng, chỉ có điều, động vật không thể giống chúng ta, muốn khóc thì khóc muốn cười thì cười thôi.”
Nghe xong những lời này, trong lòng An Diêu có một cảm giác không nói ra được. Lần đầu tiên cô cảm thấy, động vật dường như cũng biết khóc, cũng biết buồn. Cô nhìn về chuồng thỏ trong vườn nhà mình, hôm qua một con thỏ con vừa chết, bản thân cô là chủ nhân của những con thỏ ấy, nhưng cô lại chẳng an táng cho nó tử tế, chẳng trách thỏ mẹ từ chối không ăn không uống, có lẽ nó đang oán trách cô đã không trọn tình vẹn nghĩa của một người chủ nhân.
Nghĩ mãi nghĩ mãi, cô cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Song khi cô ngẩng đầu lên, đã thấy mắt bà Trương đầy nước, nhưng một giây trước đó bà còn đang cười cơ mà.
“Sao bà lại khóc thế? Bà không khỏe ạ? Cháu đi mời y tá đến nhé?” An Diêu vội vàng đứng dậy, nhưng bà Trương đã nắm lấy tay cô, bà Trương dùng tay áo để lau nước mắt, cười nói: “Ngồi xuống ngồi xuống, bà không sao không sao, chỉ là nhớ thằng con quá thôi...”
Năm ngoái có mấy chú bộ đội mặc quân phục đến làng, chú đi đầu tiên tay bê di ảnh đen trắng của con trai cả bà Trương. Khi ấy bà ôm lấy di ảnh con không hề khóc, cũng không nói với các chú bộ đội kia lời nào. Bà vào nhà đóng cửa lại, không ăn không uống, cứ như thế suốt ba ngày.
Thực ra các đơn vị bộ đội đều bố trí cho gia quyến liệt sĩ một căn nhà rất tốt để dưỡng lão, nhưng không ai muốn rời bỏ mảnh đất quê hương để đến đấy sống. Người già thường nói, một khi đi rồi, con cái họ sẽ không thể tìm được đường mà về.
Mặc dù An Diêu chỉ gặp con trai bà một hai lần, nhưng khi cô biết tin chú mất, cô vẫn khóc lên khóc xuống. Cô đau lòng thay cho bà Trương, càng sợ hãi cho chính mình, cô sợ một ngày nào đó mình cũng sẽ nhận được những tấm ảnh đen trắng như thế.
Song, cô càng hoảng sợ thì càng không thể để lộ ra một chút tâm trạng nào, bởi vì những người sống trong làng này đều hiểu, ngôi làng này là nơi có thể “sản xuất” ra đại hồng thủy. Cho dù chỉ là một con gà chết, một con lợn bị ốm, thì nước mắt họ cũng rơi xuống được. Nước mắt trở thành nỗi nhớ nhung dành cho người thân, trở thành cách để họ thể hiện tình cảm của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù bi thương hay không.
Vì vậy, An Diêu lúc này mới chỉ mười tuổi, một cô bé con đã tận mắt chứng kiến rất nhiều cảnh sinh li tử biệt, vì không muốn những ông già bà lão quan tâm tới cô phải rơi nước mắt, cô chỉ còn cách cố gắng sống thật tốt, cố gắng mỉm cười, giấu kín nỗi nhớ nhung bố mẹ trong lòng. Nếu bức bách quá, khó chịu quá, cô sẽ chạy ra bờ sông hét lớn, gọi bố, gọi mẹ, gọi tới khi nào cảm thấy dễ chịu mới thôi.
Hỉ nộ ái ố, từ lâu cô đã không còn nữa.
Chương 26 : Đính hôn
Một tháng sau, khi hai bên cha mẹ đã gặp nhau, Hình Phục Quốc cũng đã suy nghĩ kĩ, quyết định để Hình Khải và An Dao đính hôn vào ngày mùng 8 tháng 8 này. Bố mẹ An Dao chẳng lấy làm l chuyện này, lại rất hài lòng với Hình Khải, bất luận là gia thế hay bản thân anh, đều khiến bố mẹ cô cảm thấy rất tự hào.
Vợ chồng nhà họ An đều là phần tử trí thức, các nghi lễ nguyên tắc đều rất thành thạo, ấn tượng của Hình Phục Quốc đối với nhà thông gia có thể coi là tạm ổn. Trước mặt bố chồng An Dao tỏ ra hết sức thận trọng, từ lời ăn tiếng nói, về tổng thể đều rất ổn. Hình Phục Quốc cố gắng nở một nụ cười với cô con dâu, nhưng trong lòng ông thì lại âm thầm thở dài.
Sau khi lễ đính hôn kết thúc, Hình Phục Quốc lại vội vội vàng vàng rời đi. Hình Khải chủ động đề nghị đưa bố mẹ An Dao về, và nhét một tấm thẻ tín dụng vào tay An Dao: “Hai chị em đi mua sắm đi, thiếu gì thì mua.” Nói xong anh đưa bố mẹ An Dao ra nhà xe, trên đường đi cười nói vui vẻ, coi như cố gắng làm tròn bổn phận của một người con rể tốt.
***
“Tiểu Dục, chúng ta đi đâu đây?” An Dao khoác tay Hình Dục, để lộ chiếc nhẫn kim cương sáng lấp lánh. Mặc dù còn thiếu tờ giấy đăng ký kết hôn nhưng cuối cùng cô cũng đã bước chân vào nhà họ Hình với thân phận của nữ chủ nhân rồi, đấy mới là điều quan trọng nhất.
Hình Dục nhìn đồng hồ, đang định mở miệng thì phía sau có người gọi tên cô.
An Dao và cô cùng quay đầu lại, Hình Dục chau mày, sao lại là Phó Gia Hào.
“Thật trùng hợp quá?” Phó Gia Hào vừa đi ăn cùng mấy người bạn Anh quốc, bước ra cửa đã nhìn thấy Hình
Đến trang: