Công nương Diana. Dù không còn nữa nhưng công nương Diana là một trong những người phụ nữ tôi ngưỡng mộ nhất mọi thời đại. Cô ấy cũng đã tạo nên một cuộc cách mạng trong giới thời trang bằng việc từ chối đội những chiếc mũ xấu xí mà mẹ chồng cô bắt phải đội, thay vào đó là những chiếc mũ thời trang hiệu Halston và Bill Blass. Cô ấy cũng đến thăm rất nhiều người bệnh dù không ai bắt cô phải làm vậy cả. Cái đêm công nương Diana chết, tôi đã rút phích cắm TV và thề không bao giờ xem TV nữa vì chính giới truyền thông đã giết chết cô. Nhưng tôi đã hối hận ngay sáng hôm sau, khi không xem được bộ phim hoạt hình Nhật trên kênh Sci-Fi vì lúc rút phích cắm TV ra đã làm ảnh hưởng đến dây cáp.
Hillary Rodham Clinton. Hillary Rodham Clinton đã ý thức được rất rõ ràng cái mắt cá chân to đùng của bà không phù hợp với hình ảnh nghiêm túc của một chính trị gia, và bắt đầu mặc quần dài. Và dù cho mọi người liên tục nói những điều không hay về bà khi không chịu rời bỏ ông chồng có tính trăng hoa thì bà vẫn vờ như không thấy và tiếp tục điều hành đất nước đúng như tính cách của bà. Đó là tác phong của một tổng thống.
Picabo Street. Cô đã dành tất cả các huy chương vàng trong môn trượt tuyết nhờ tập luyện như điên và không bao giờ nản chí, kể cả khi cô đâm phải hàng rào bảo vệ hay bất cứ thứ gì khác. Hơn nữa cô ấy còn tự chọn cho mình một cái tên. Siêu thật!
Leola Mae Harmon. Tôi đã xem một bộ phim của cô ấy trên kênh Lifetime. Leola là một y tá phục vụ trong không quân nhưng bị tai nạn và phần mặt phía dưới của cô bị huỷ hoại hoàn toàn. Armand Assante trong vai bác sỹ chỉnh hình đã làm phẫu thuật lại cho cô. Leola phải chịu đựng hàng giờ đau đớn để tái tạo lại khuôn mặt, trong khi đó chồng cô đã bỏ đi vì lúc đó trông cô thật kinh khủng, mất đi toàn bộ phần môi và miệng (có khi vì thế mà phim mới có tên Tại sao lại là tôi?). Armand Assante nói sẽ tạo cho cô một đôi môi mới, và đến cuối phim họ kết hôn với nhau. Hoá ra bộ phim này dựa theo một câu chuyện có thật.
Joan of Arc. Joan of Arc hay Jeane d’Arc theo tiếng Pháp, sống vào thế kỉ 12. Một ngày nọ cô ấy nghe thấy tiếng một thiên thần bảo hãy đứng lên cầm vũ hí giúp quân đội Pháp đánh bại người Anh. Khi đó cô ấy mới bằng tuổi tôi bây giờ và Joan đã cắt tóc, mặc áo giáp, như nhân vật Mulan trong phim của Disney vậy, rồi dẫn dắt quân đội Pháp giành chiến thắng trên nhiều mặt trận. Nhưng rồi chính phủ Pháp nhận thấy rằng sức ảnh hưởng của Joan quá lớn nên đã vu cho cô là phù thuỷ và thiêu cháy trên giàn thiêu. Lilly thì cho rằng Joan mắc bệnh tâm thần phân liệt, nhưng tôi lại nghĩ khác. Chưa có đứa tâm thần phân liệt nào trong trường tôi lại nghe thấy giọng nói bảo tụi nó làm những việc oai hùng như kiểu cầm quân đi đánh giặc như vậy cả. Ví dụ như Brandon Hertzenbaum chẳng hạn, nó chỉ nghe thấy tiếng nói bảo nó hãy dùng thước kẻ khắc chữ Satan lên cửa phòng vệ sinh nam mà thôi.
Christy. Christy không phải là người thật. Đó chỉ là một nhân vật trong cuốn sách yêu thích nhất của tôi có tên là Christy do Catherine Marshall viết. Christy là một cô giáo trẻ dạy học trong thị trấn Smockey Mountain sống vào đầu thế kỷ trước. Cô luôn tin rằng có thể tạo ra được cái gì khác biệt cho những người dân nơi đây. Có rất nhiều chàng trai yêu cô say đắm nhưng cô chỉ có một lòng kính Chúa và chăm sóc cho những người bị thương hàn. Đại loại là như thế. Nhưng tôi chẳng dám nói với ai, đặc biệt là Lilly, rằng đây là quyển sách yêu thích nhất của tôi vì tình tiết câu chuyện rất nhẹ nhàng và mang đầy màu sắc tôn giáo, không hề có những tên giết người hàng loạt hay là người ngoài hành tinh trong đó.
Một nữ cảnh sát tôi từng gặp, đã viết vé phạt một tay tài xế xe tải vì tội dám bóp còi trêu chọc một phụ nữ mặc váy ngắn khi đi sang đường. Cô cảnh sát nói đó là khu vực cấm bóp còi và tay tài xế kia gân cổ lên cãi. Ngay lập tức cô ấy viết thêm một vé phạt nữa, ịn thẳng vào cửa kính tên kia vì tội to tiếng với cảnh sát.
Lilly Moscovitz. Lilly Moscovitz chưa phải là một phụ nữ thực sự, nhưng cậu ấy là người mà tôi ngưỡng mộ nhất. Cậu ấy vô cùng thông minh, nhưng không giống như nhiều người thông minh khác, cậu ấy không bao giờ tỏ vẻ hơn người. Cậu ấy luôn nghĩ ra những trò thú vị. Ví dụ như tới Hiệp hội Barnes & Noble và bí mật quay lại cảnh tôi hỏi Tiến sỹ Laura, người đang có buổi ký tặng sách ở đó, rằng tại sao bà ấy hiểu biết nhiều đến thế mà kết cục vẫn phải ly dị chồng. Sau đó chiếu đoạn băng trên lên chương trình truyền hình của Lilly, chiếu luôn cả cảnh hai chúng tôi bị tống cổ ra ngoài và bị cấm lai vãng tới Hiệp hội Barnes & Noble ra sao…Lilly là bạn thân nhất của tôi, và tôi kể cho cậu ấy nghe mọi chuyện, trừ việc tôi là một công chúa, vì tôi nghĩ cậu ấy sẽ không thông cảm cho tôi.
Helen Thermopolis. Helen Thermopolis, ngoài việc là mẹ tôi ra, thì đây là một nghệ sỹ rất có tài. Mới đây bà đã được tờ Art in America đưa vào danh sách những họa sỹ quan trọng nhất của thiên niên kỷ mới. Bức tranh “Chân dung người phụ nữ chờ lấy hoá đơn tại Grand Union” đã giành được giải thưởng lớn trong nước và bán được 140.000$. Tuy nhiên mẹ chỉ giữ được một phần, còn lại 50% đổ vào phòng tranh và 50% của số còn lại thì phải nộp thuế. Thật không công bằng chút nào cả! Mặc dù là một nghệ sỹ lớn như vậy nhưng mẹ luôn dành thời gian cho tôi. Tôi cũng rất tôn trọng mẹ vì mẹ là người sống rất có nguyên tắc: mẹ nói không bao giờ áp đặt ý thích và suy nghĩ của mình cho người khác và cũng mong người khác sẽ làm như vậy với mẹ.
Một bản tường trình hay và thuyết phục như vậy mà bà nỡ lòngg nào xé rách không thương tiếc. Đảm bảo ai đọc bài viết này của mình cũng phải ngã mũ thán phục và đọc lại từ trang thứ nhất.
Q.1 – Chương 8: Thứ Bảy, Ngày 11 Tháng 10, 9 Giờ Sáng
Ads Vậy là mình đã đúng. Lilly thực sự nghĩ rằng việc mình không tham gia buổi ghi âm hôm nay là do mình phản đối việc kêu gọi tẩy chay nhà Ho.
Mình đã nói với cậu ấy rằng không phải như vậy và rằng mình phải đến chỗ bà cả ngày hôm nay. Thật trớ trêu, cậu ấy không tin. Lần duy nhất mình nói sự thật và cậu ấy không tin!
Lilly nói nếu quả thực mình muốn trốn vụ đến gặp bà thì chắc chắn mình sẽ làm được. Nhưng vì mình sống quá phụ thuộc nên không dám nói không với bất cứ ai. Rõ ràng mình đã nói không với cậu ấy đó thôi. Nhưng câu nói đó của mình chỉ càng làm Lilly nỏi điên thêm mà thôi. Mình không thể từ chối bà nội vì bà đã 65 tuổi và bà không còn sống được lâu nữa. Trời ạ, thế giới này không còn tí công bằng nào hay sao vậy???
Hơn nữa, mình cũng cần làm Lilly hiểu cho thủng một điều: không thể hiểu bà mình là người như thế nào, và không ai được phép nói không với bà.
Và Lilly đã phản ứng gay gắt lại: “Đúng vậy, mình không biết tí gì về bà cậu cả, Mia ạ? Cậu không thấy tò mò sao khi cậu biết mọi thứ về ông ba mình”. – Nhà Moscovitz thường mời mình đến dùng bữa tối vào các ngày lễ hàng năm của người Do Thái – “còn mình chưa bao giờ được gặp ông bà của cậu”.
Ông bà ngoại của mình là nông dân 100% và sống ở một nơi gọi là Versailles, ở tận bang Indiana. Họ sợ phải tới New York vì có quá nhiều người nước ngoài ở đây. Nói chung là bất cứ cái gì không phải Mỹ 100% đều làm họ sợ. Đó cũng chính là một trong những lý do mẹ mình đã bỏ nhà đi khi mới 18 tuổi và chỉ quay lại đó có 2 lần cùng với mình. Versailles nhỏ xíu xiu, nhỏ đến nỗi trên cánh cửa của ngân hàng trong trấn có tấm biển đề “Nếu ngân hàng đóng cửa, hãy đút tiền qua khe cửa”. Thật đó! Mình đã chụp ảnh lại và mang về mọi người xem, vì nếu chỉ nói không chắc sẽ chẳng ai tin. Tấm ảnh đó vẫn đang treo trên tủ lạnh nhà mình.
Nói chung thì ông bà ngoại Thermopolis hầu như không bước chân ra khỏi Indiana.
Mình cũng không thể giới thiệu Lilly với bà nội Renaldo vì bà chẳng có tí tẹo say mê gì với trẻ con. Và bây giờ thì càng không thể giới thiệu cậu ấy với bà vì Lilly sẽ phát hiện ra mình là công chúa của Genovia mất, rồi cậu ấy sẽ làm loạn lên mất. Cậu ấy sẽ đòi phỏng vấn mình hay làm một cái gì đó cho chương trình TV của cậu ta. Và đó là điều mình sợ nhất: tên tuổi và hình ảnh của mình xuất hiện nhan nhản trên kênh truyền hình của Manhattan.
Vì thế mà mình đã cố giải thích với Lilly vì sao phải qua gặp bà nội sao cho nghe lọt tai nhất, tất nhiên là không đả động gì đến chuyện công chúa rồi. Cái cách cậu ấy thở hồng hộc qua điện thoại cũng biết cậu ấy đang rất giận. Lilly chỉ nói gọn lỏn một câu, “Vậy thì tối nay qua chỗ mình để giúp mình biên tập” và dập máy cái bụp.
Ít ra thì anh Michael đã không nói với cậu ấy về chuyện son và tất da chân. Mấy cái đó chắc sẽ làm Lilly nổi điên thật, và cậu ấy sẽ không đời nào chịu tin vào câu chuyện mình phải đến nhà bà nội trong trang phục như vậy.
Khoảng 9 giờ 30 thì mình chuẩn bị đến chỗ bà. Bà đã nói trước là hôm nay mình không phải đánh son hay đi tất da chân nữa, cứ mặc cái gì mình thích. Vì thế mình mặc quần yếm. Mình biết bà rất ghét nó, nhưng kệ, ai bảo bà nói thích mặc gì thì mặc. Hee hee hee.
Úi, phải xuống xe thôi. Đến nơi rồi.
Chiều thứ Bảy
Mình không bao giờ có thể đến trường nữa. Mình không bao giờ có thể đi đâu được nữa. Mình sẽ không bao giờ dời cái gác xép nàu nữa, không bao giờ.
Không thể tin được những gì bà đã làm với mình. Càng không thể tin là bố đã để cho bà làm điều này với mình.
Bố sẽ phải trả giá. Bố thực sự sẽ phải trả giá cho điều này và một cái giá rất đắt. Vừa về đến nhà mẹ lại còn trêu mái tóc mới của mình nữa chứ, thật chẳng buồn cười chút nào cả. Mình chạy ngay đến chỗ bố và nói bố phải trả giá cho chuyện này, một cái giá rất đắt đấy.
Ai nói là mình sợ phải đối đầu nào?
Bố thì tìm mọi cách làm mình hạ hỏa: “Ý con là sao, Mia, bố nghĩ con trông xinh đấy chứ. Đừng nghe mẹ con, mẹ thì biết cái gì? Bố thích mái tóc mới của con đấy. Nó thực sự rất…ngắn.
Tình hình là vầy, sáng nay vừa tới nơi thì bà kéo tay mình nói “On y va” – tiếng Anh có nghĩa là “Đi thôi”.
“Đi đâu ạ?” mình ngây ngô hỏi (nói đến mới nhớ ra sáng nay sao mình ngây thơ thế không biết).
“Tới nhà Paolo”, bà nói. Mình cứ nghĩ sẽ đi gặp một người bạn của bà để dùng bữa hay mua sắm gì. Mừng húm, một chuyến đi thực tế cơ đấy! Học làm công chúa kiểu này cũng không đến nỗi quá tệ.
Nhưng khi tới nơi mới biết cái gọi là “nhà Paolo” không hẳn là một cái nhà. Không biết tả ra sao nữa. Mới nhìn trông hơi giống một bệnh viện sang trọng lắp toàn cửa kúnh mời với những bát hoa kiểu Nhật Bản. Nhưng khi vào đến bên trong thì chỉ thấy toàn những người trẻ tuổi gầy nhẳng, mặc đồ đên xì chạy lăng xăng khắp nơi. Ai cũng mừng rỡ khi nhìn thấy bà, khúm núm mời mọi người vào căn phòng nhỉ kê toàn đi-văng và tạp chí thời trang. Lúc đó mình nghĩ ngay đến việc bà có hẹn phẫu thuật thẩm mỹ. Mặc dù mình không ủng hộ chuyện phẫu thuật thẩm mỹ cho lắm, nhưng mà kệ, ít ra thì bà sẽ không kè kè bên mình một thời gian.
Mình không thể sai lầm hơn được nữa! Paolo không phải là bác sỹ thẩm mỹ. Mình nghi ngờ anh ta có khi còn học không hết phổ thông í chứ. Paolo là chuyên gia tạo mẫu! Dạng chuyên gia tư vấn cách ăn mặc, đầu tóc cho người nổi tiếng đó mà. Công việc của anh ra là túm những đứa lạc mốt và cổ hủ như mình rồi biến họ trở thành những người sành điệu. Và bà đã chọn Paolo để “tân trang” lại mình! Sao lại là mình cơ chứ??? Việc mình không có ngực tệ đến thế sao, bà có cần nói toạc ra cho anh ta biết như vậy không?
Không hiểu Paolo là cái tên ở đâu ra nữa? Đây là nước Mỹ mà, đáng ra phải đổi thành Paul hay gì gì khác chứ!!!
Mình muốn hét vào mặt anh ra như thế, nhưng đâu dám đâu. Xét cho cùng thì việc bà lôi mình đến đây không phải do lỗi của Paolo. Anh ta cũng cho mình biết là mặc dù rất bận, nhưng phải cố gắng lắm mới thu xếp được lịch cho mình hôm nay, vì bà gọi điện nói đây là trường hợp cực kỳ khẩn cấp.
Trời ạ, xấu hổ chết đi được. Mình là một trường hợp khẩn cấp về thời trang!
Lúc đó mình giận bà khủng khiếp nhưng không thể hét lên với bà ngay trước mặt Paolo được. Bà cũng thừa biết điều đó, chỉ ung dung ngồi vắt chéo chân trên chiếc ghế nhưng, vuốt ve con Rommel. Bà thậm chí còn dạy con chó xấu xí đó ngồi như một quý bà thưởng thức tách trà ai đó đã chuẩn bị sẵn và đọc tạp chí cứ như thật.
Trong khi đó cha Paolo õng ẹo nhón từng lọn tóc của mình lên, làm bộ kêu ca, “Phải cắt. Cắt hết”.
Mái tóc của mình theo đi mà đi tong gần như toàn bộ, chỉ còn lơ thơ vài sợi phía sau gáy thì phải.
Không còn một con nhóc với mái tóc màu nước rửa chén nữa mà thay vào đó là một đứa tóc vàng hoe như bao người khác.
Chuyện đâu đã hết, kế đến là những chiếc móng tay của mình. Lần đầu tiên trong đời mình có móng tay. Đồ giả hết nhưng trông cứ như thật vậy. Mình đã cố bóc thử một chiếc ra nhưng ĐAU KHỦNG KHIẾP. Chẳng hiểu họ dùng loại keo gì mà dính khiếp thế không biết.
Bản thân mình cũng băn khoăn tự hỏi, nếu thực sự mình không muốn mái tóc bị cắt trụi lơ và dán những cái móng giả lên mấy cái móng thật bị cắn nham nhở kia thì liệu mình có chịu ngồi yên để họ làm tất cả những điều đó không.
Mình vẫn luôn tránh né những cuộc đối đầu. Vì thế mình sẽ không dám đặt mạnh cốc nước chanh xuống bàn và hét keeb rằng: “Mấy người dừng ngay mấy trò vớ vẩn này đi, ngay lập tức!”. À, đúng rồi, ở đây mình được uống nước chanh miễn phí. Trong khi đó ở cái tiệm cắt tóc “Nhà tạo mẫu tóc quốc tế” trên đường số 6 của mẹ thì đến một cốc nước cũng chẳng có, nhưng được cái cắt tóc và sấy gội chỉ tốn có 9,99 ddoola.
Và khi tất cả những con người xinh đẹp, ăn mặc thời trang đó nói với bạn rằng bạn xinh xắn biết bao với kiểu đầu này và rằng trang điểm như vậy sẽ làm tôn gò má bạn lên…thì bạn sẽ lập tức quên khuấy đi mất mình là một người ủng hộ sự bình đẳng giới, một nhà môi trường học không bao giờ tin vào mấy cái chuyện trang điểm, sử dụng những hóa chất có thể có hại cho Trái Đất. Thực ra mình không muốn làm ai bị tổn thương cả.
Mình liên tục an ủi bản thân là bà làm điều này chỉ vì bà yêu quý mình, muốn tốt cho mình. Mặc dù có khi bà cũng chẳng yêu thương gì mình nhiều đến thế đâu, cũng chỉ như tình cảm của mình dành cho bà thôi. Nhưng mà kệ, cứ cho là thế đi.
Sau khi từ của hàng của Paolo ra bà đưa mình tới hiệu Bergdorf Goodman mua 4 đôi giày đắt ngang với số tiền bỏ ra để lấy chiếc tất mắc trong ruột Louie Mập lần trước. Còn đống quần áo bà mua mình sẽ không bao giờ động tới là cái chắc. Mình thậm chí đã nói thẳng với bà điều đó. Vậy mà bà chỉ phẩy tay coi như mình đang nói chuyện tầm phào.
Mình sẽ không chịu thế đâu. Có còn milimet nào trên người mình chưa bị đụng tới không chứ. Hết cặp, cắt, giũa, sơn, lột, sấy rồi dưỡng. Thậm chí còn có thêm một bộ móng tay nữa chứ.
Mình chẳng thấy vui tẹo nào cả nhưng bà thì thấy rất hài lòng với vẻ bề ngoài mới này của mình. Không còn tí dấu vết nào của Mia Thermopolis. Mia Thermopolis không bao giờ có móng tay. Mia Thermopolis không bao giờ có những lọn tóc vàng. Mia Thermopolis không bao giờ trang điểm hay đi