The Soda Pop
-->
2Hi.Biz
Hỗ trợ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Truyện teen
Hành trình tình yêu

Hành trình tình yêu



- Chuyên mục: Truyện teen
- Lượt xem:
quan đến cô ấy.

6giờ 30 chiều, tôi lại thấy cô ấy thon thả trong cái váy trắng đến thăm bác tôi, tôi đang ngồi ké trên giường thì Thuỳ vào, tay cầm tập bệnh án của bác, miệng cười như trêu tức tôi : – Cháu chào bác! Bác thấy sao rồi ạ? Ông bác tội nghiệp của tôi khi nãy thì vui vẻ nhưng giờ hết th

thuốc tê thì đau không tả nổi nhưng đứng trước sự dịu dàng và nhất là trước bác sỹ thì tâm lý người nào hầu như cũng chung một chữ “sợ”, bác tôi cố nhỏm dậy : – Cảm ơn bác sỹ, bác ổn. Thuỳ vội vàng chạy đến bên bác tôi và tôi thấy thế cũng cuống quýt cùng cô ấy đặt bác nằm xuống giường. Từng động tác, thật dịu dàng thật đúng là y đi liền với đức. Thuỳ cứ dịu dàng thế thành ra tôi ại thấy áy náy, áy náy vì suy nghĩ có phần ích kỷ của mình, áy náy vì có thể tôi đã hiểu sai về những người thầy thuốc, đành rằng cũng có hiện tượng tiêu cực nhưng có lẽ tất cả chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh mà thôi. Vả lại ở đâu chẳng có tiêu cực, ngay trong cơ quan tôi cũng có đấy thôi. Tôi sẽ phải nghĩ rằng còn có rất nhiều người tốt xung quanh tôi, đời còn có cả những nụ hôn mà…tóm lại cuộc đời là những bản tình ca đẹp chẳng nên bi quan làm gì. Tôi thấy mình bắt đầu sến rồi, vì sao nhỉ? Chả ai biết, có lẽ đôi khi trước những toan tính, những cái khô khan của trường đời con người ta lại cần sến một chút để thấy lòng ướt át.

Tôi bỗng thấy lúng túng trước sự có mặt của Thuỳ, đúng lúc ấy tôi có điện thoại nên kiếm cớ chuồn ra ngoài, hy vọng khi quay về thì cô bác sỹ nhiệt tình sẽ không còn ở đó nữa. Bóng tôi vừa khuất, bác tôi mở “loa truyền thanh’’ luôn : – Bác sỹ này, đừng chấp nó nhé. Thuỳ nhướng đôi lông mày lên ra chiều không hiểu, bác tôi nói tiếp : – Nó, là cái đứa cháu tôi ấy mà, trẻ người non dạ lắm, bướng bỉnh, thẳng thắn nhưng chính trực, thích hay không thích gì cứ thẳng thừng, không lững lờ, tốt bụng lắm. Thuỳ chỉ cười và đưa tay chỉnh lại tốc độ của cái chai kháng sinh trên đầu giường bác. Bác tôi vẫn tiếp tục mà chẳng cần biết Thuỳ có nghe hay không : – Không biết thanh niên bây giờ làm sao, cứ suốt ngày lang thang khắp nơi, nó yêu nghề thấy có một không hai, nhiều khi làm mà chẳng tính một đồng tiền công, ba mẹ nó mắng nó hoài. Lúc này Thuỳ mới hỏi : – Lam có bạn trai chưa bác?

Ông bác tôi cười như ma làm, cười ầm ĩ không dừng lại được : – Nó mà có đứa nào yêu mà không chính xác là nó đâu có thèm yêu đứa nào. Nó chê con trai đủ đường và mất nềm tin ở chúng nên nó cố gắng sống một cuộc sống độc thân giống bác. Nói đến đó, bác tôi khẽ cười duyên để tìm sự đồng cảm từ phía bác sỹ Thuỳ, bác tôi cứ làm như bác sỹ vừa chữa bệnh lại vừa làm cái công tác của chị Thanh Tâm chuyên tư vấn những vấn đề rắc rối ấy. – Lam làm nghề gì hả bác? Lúc này thì bác tôi nhỏm hẳn lên : – Ấy ấy, nói đến cái nghề của nó là bác phát khiếp rồi, phóng viên đấy cháu ạ, rất có năng lực nhưng mà vất vả, nó học giỏi mà chẳng chịu chọn cái nghề nào cho nhàn hạ lại đi chọn ngay cái nghề mà người đời gọi là nói phét. – Nghề đó thú vị đấy chứ bác. – Thú gì, nó bình thường đã như con ngựa bất kham rồi nay thêm cái nghề đấy có khác nào diều gặp gió, đi cứ gọi là triền miên. – Sao bác không làm mối một ai đó để cai trị Lam? – Không, nó là cái đứa chúa ghét mai mối, quan điểm của nó là tự thân vận động trong mọi lĩnh vực. Nghe thế Thuỳ khúc khích cười, con gái gì kỳ lạ thật.

Phải nằm viện chừng 5 hôm thì bác tôi được xuất viện, vết thương khá ổn, không có biến chứng hậu phẫu. Nhờ có Thuỳ nên mọi việc không phải mất thời gian, sự sốt sắng của Thuỳ làm cho các y tá và hộ lý ở đây thắc mắc lắm, họ không hiểu gia đình tôi là gì mà lại nhận được sự ưu ái từ một bác sỹ tài năng đến như vậy. Có lần nghe thấy họ kháo nhau “thấy bảo cháu ông ta là bạn trai trước đây của cô ấy”, tôi không tài nào nén cười trước cái tin sốt dẻo ấy, ngay đến tôi là một nhà báo cũng phải nể phục về hệ thống thông tin truyền mồm này, nó làm tôi nhớ đến câu chuyện một con gà mái đứng rỉa lông cánh, sau khi cái việc cỏn con ấy qua cả trại gà thì nó biến thành việc con gà mái đang tự vặt hết lông của mình và lúc ấy ngay cả đến con gà đó cũng không nhận ra mình là nhân vật chính trong câu truyện.

Trước lúc tạm biệt Thuỳ, ông bác già của tôi còn xin số di động của cô ấy, tôi thì thấy muốn đoạn tuyệt với cái bệnh viện này luôn mà bác tôi còn xin số điện thoại làm gì cho lằng nhằng. Ba tôi chuẩn bị một cái phong bì tiền và một bó hoa rất to mang vào phòng cảm ơn Thuỳ, ba tôi cứ vô tư làm cái việc mà nó vẫn tồn tại như một quy luật thường ngày ở xã hội VN sau thời kỳ kinh tế thị trường. Thuỳ không để ý, tưởng chỉ có bó hoa không nên vui vẻ đón nhận rồi để nó ngay ngắn trên cái bàn vi tính kê góc phòng, xong xuôi cô ấy tiễn ba tôi ra tận cửa, thấy tôi đứng ngoài Thuỳ hơi lúng túng và gật đầu chào, cô ấy cẩn thận ra tận xe ô tô của ba tôi để chào ông bạn già của cô ấy.

Tạm biệt ! Tôi thở phào một hơi, hy vọng sẽ không bao giờ tôi phải vào nơi đây lần nữa, tôi làm dấu xin Trời phù hộ cho những con người còn khắc khoải trong nỗi đau ở đây, xin bình yên mau về bên họ.

Tối hôm đó những tưởng bệnh viện VĐ chẳng còn liên quan gì đến tôi thì tôi nhận được tiếng gọi thất thanh của bác tôi khi tôi đang ngồi nghiền ngẫm “Vùng chết” của Stephen King : – Lam ! Sang phòng bác có tí việc. Tôi nháo nhào, loáng quáng chạy sang, ông bác tôi nói như sợ ai cướp lời : – Mau ! Mau ra đầu ngõ đón bác sỹ Thuỳ, cô ấy đến đây thăm bác. Tôi đứng im, mồm chữ O, mắt chữ Ô chẳng hiểu bác tôi mê hay tỉnh nữa, bác tôi lại hét lên : – Không nghe thấy bác nói sao? Lần này thì tôi lắp bắp : – Ah ! Vâng, vâng ạ !

Với một thái độ còn cuống cuồng hơn ông bác lẩm cẩm, tôi phi thẳng ra ngõ, cái thân thể gày gò bây giờ mới phát huy tác dụng, tôi phi như bay, cơ thể như bay bổng trên mặt đất, quyển truyện vẫn còn mở trên tay. Tôi ra đến nơi đã thấy Thuỳ đứng chờ bên chiếc xe hơi đắt tiền, tôi thở hồng hộc và tôi bỗng thấy ái ngại vì trang phục mình đang mặc so với chiếc váy đen ngắn của Thuỳ thì quá khiêm nhường nếu không muốn nói là thiếu lịch sự, áo ba lỗ màu xám tro, quần soóc lửng, dép xỏ ngón, mấy cái thứ mà tôi kết nhất khi ở trong nhà. Thấy tôi trong bộ dạng đó Thuỳ cũng khẽ lấy tay che miệng cười, tôi gãi phía sau đầu rối ấp úng : – Thuỳ…đến thăm bác tôi à? – Thế Lam nghĩ tôi đến thăm ai? – Uhm… mời Thuỳ vào nhà. Thuỳ lẳng lặng đi sau tôi, những bước chân của tôi trở nên líu ríu.

Bác tôi đã tấp tểnh ra phòng khách ngồi chờ từ bao giờ rồi, có vẻ bác hợp với Thuỳ lắm, giá như bác có con trai chắc thế nào cũng cố đón Thuỳ về làm con dâu mình. Tôi đưa Thuỳ vào nhà xong thì lên nhà để bác ngồi nói chuyện vì quả thật tôi thấy ngại khi gặp Thùy, bác tôi thấy tôi quay gót định vọt lên gác thì ông gọi giật lại : – Lam ! Lấy nước mời Thuỳ. Tôi vỗ đầu thở dài vì không thoát được cái nhiệm vụ ấy. Đợi cho tôi đi vào phòng bếp, Thuỳ mới nói với bác tôi : – Bác ạ, hôm nay cháu sang đây, trước là thăm bác sau là cháu có chuyện này muốn nói với bác. – Cháu cứ nói, không cần rào đón đâu. – Dạ ! Chuyện là thế này, trưa nay bố Lam có vào cảm ơn cháu và mang theo một bó hoa rất đẹp. – Thì đúng rồi, bác bảo nó làm thế mà. – Dạ nếu chỉ là hoa không thì sẽ không có vấn đề gì nhưng ngặt nỗi chú ấy lại cài thêm một cái phong bì tiền, làm như thế cháu thấy gia đình mình đang hiếu sai thành ý của cháu. – Không, không, bác biết cháu là người phụ nữ nhân hậu nhưng đấy là tấm lòng của gia đình bác thôi mà. – Cháu hiểu, tấm lòng thì cháu xin nhận nhưng cái phong bì này thì cháu xin gửi lại, nếu gia đình thật sự tôn trọng cháu thì xin bác nhận cho.

Bác tôi biết không nên cố đấm ăn xôi làm Thuỳ khó nghĩ nữa nên cảm động cầm lại cái phong bì tiền này, trong đầu ông đã biết sẽ phải làm gì. Còn tôi, tôi cứ đứng như trời trồng trước sự việc đó, Thuỳ không nhận tiền boa của bệnh nhân thì lấy tiền đâu ra mà mua chiếc xe hơi đắt tiền thế kia nhỉ, tôi vừa tò mò vừa hoài nghi trước nghĩ cử cao đẹp của một bác sỹ tận tâm với công việc. Bác tôi chuyện trò với Thuỳ hăng say lắm, sự có mặt của tôi cũng chẳng được ai chú ý, tôi lỉnh lên gác làm việc của mình cho đến khi tiếng bác lại vang lên : – Lam ! Tiễn Thuỳ giúp bác. Thế là tôi lại hộc tốc nhảy xuống cầu thang. Trên đường trở ra, Thuỳ hỏi tôi : – Năm nay Lam bao nhiêu tuổi? – Tôi năm nay 26 bác sỹ ạ. – Đừng gọi tôi là bác sỹ cứ gọi là Thuỳ là được rồi mà chính xác phải là chị Thuỳ đấy nhá, tôi 27, hơn Lam một tuổi. Tôi ngượng đỏ mặt, may mà Thuỳ không nhìn thấy. Thuỳ bước lên chiếc xe bằng cái phong cách quý tộc chứ không như cái cách quăng chân đánh vèo qua yên xe máy của tôi rồi nhấn ga cho cái xe lao vút đi trong tiếng chửi vọng của mẹ “Cha bố mày, cứ lên xe là phóng bạt mạng thôi con!”

Thuỳ đi rồi, tôi lững thững trở vào, bác tôi vẫy tay : – Lam ! Lại đây bác bảo, ngày mai mày đến cơ quan gửi vào tài khoản ủng hộ những gia đình nghèo toàn bộ số tiền này cho bác nhé. Bác tôi nói rồi chìa cái phong bì ra, tôi cảm động đón lấy nó, lòng tràn ngập hy vọng về một xã hội sẽ có nhiều nghĩa cử cao đẹp như thế này. – Lam này ! Thuỳ nó hơn cháu có 1 tuổi mà bác thấy nó chững chạc quá chứ không nhí nhố như mày, mày xem thế nào chứ… Bất chợt bác tôi nói. – Stop! Bác dừng ngay cái vấn đề nhạy cảm này lại ở đây nếu không ngày mai cháu sẽ đăng ký đi công tác biệt phái miền Nam 2 tháng đấy. Nghe vậy bác tôi hoảng hồn thôi ngay, tôi bưng miệng cười vì cái chiêu lợi hại của mình cũng doạ được ông già. Bác tôi trầm ngâm rồi nói cứ như tự sự : – Nhưng mà cháu này, bác thấy bác sỹ Thuỳ này có lẽ sẽ còn tiến xa hơn nữa vì lương tâm của nó đấy, nó nói nó đã đăng ký chuyến đi khám bệnh tình nguyện cho bà con vùng Tây bắc kỳ tới này đấy.

Tôi cười vì thấy vui, trong khi lòng tốt bây giờ dường như trở thành thứ xa xỉ trong xã hội, người tốt thì là một khái niệm mới với cách nhìn phổ thông gói trọn trong một chữ ‘”Hâm” thì người như Thuỳ quả là hiếm lắm. Người ta chẳng còn nghĩ trên đời còn người tốt, tôi đã thử làm người tốt khi đứng hỏi một cháu bé khóc trên sân ga xem tại sao nó khóc, có phải bị lạc mẹ hay bị bỏ rơi thì ngay lập tức một người phụ nữ từ đâu chạy đến bế thốc nó lên nhìn tôi cảnh giác, rồi quay đi nói khẽ với mấy người ngồi đó : – May quá ! Mình ra kịp không thì… bây giờ nhìn mặt chả biết thế nào.

* * *

Thời gian và công việc cuốn tôi đi nên tôi cũng chẳng mảy may nhớ hay quan tâm đến việc đi Tây bắc của Thuỳ. Cho tới một hôm, sát ngày đi công tác của tôi, tôi gọi Nhi : – Mày rảnh không, qua quán cafe với tao. Nhi nhìn tôi gật đầu vì nó biết tôi mê quán xá như thế nào, tôi có thể ngồi lỳ trong cái quán cafe tới 2 giờ đồng hồ mặc cho con bé nhân viên cứ đi ra đi vào nhìn tôi, mãi sau này khi tôi quá thân thiết và trở thành khách hàng trung kiên thì cô bé đó mới thay đổi thái độ thậm chí còn biết cả sở thích uống của tôi là gì nữa cơ.

Sau giờ làm tôi cứ lang thang còn chán chê mới về nhà, cái máu văn nghệ nó thế, không lang thang thì không có tư liệu, không có vốn sống thì không thể viết hay viết xúc tích, cô đọng được. Cũng vì thế mà tôi bị gắn với cái biệt danh Lam “lượn”, tôi thấy cái biệt danh ngồ ngộ nên cũng chẳng buồn đính chính thậm chí còn lấy đó làm thích thú lắm. Cứ lượn như thanh tra giao thông công chính thế nhưng tôi chẳng đen đi tẹo nào, da tôi vẫn cứ trắng hồng lên làm Nhi ghen tỵ, nó suốt ngày che đậy bởi đủ thứ khăn áo nhưng vẫn cứ ngăm ngăm bánh mật, tôi thích màu da đó hơn, trắng như tôi trông không khoẻ mạnh.

Tôi ngồi với Nhi khoảng 15 phút thì cái tính hay nhìn ngang ngó dọc của tôi giúp tôi phát hiện phía đối diện tôi có người quen đang ngồi, tay tôi tự dưng run bắn lên khi thấy Thuỳ đang ngồi một mình, tôi vội bỏ mặc Nhi với câu nói với vội vàng : – Chờ tao tí.

Thuỳ đang ngồi đăm chiêu bên ly cafe đậm đặc, cô ấy chăm chú đọc cái gì đó, Thuỳ chỉ ngẩng mặt lên khi thấy thứ ánh sáng vàng vọt đang giúp cô đọc mấy thứ giấy tờ đó bị cái bóng tôi che khuất, thấy tôi, vẻ ngạc nhiên ánh lên trong đôi mắt nâu, Thuỳ nheo mắt tinh nghịch hỏi : – Gió đến đây lâu chưa? Tôi phì cười vì cái đại từ nhân xưng Thuỳ vừa dùng để gọi tôi nhưng tôi thấy phục vì nó có thể khái quát khá đúng tính cách tôi. Tôi cười cố khoe cái hàm răng dùng Aquafresh mỗi ngày: – Lam đến khá lâu rồi, ngồi ngắm Thuỳ mãi mà chẳng thấy Thuỳ ngẩng mặt lên, kiêu quá! – Kiêu gì đâu, đang đọc kế hoạch đi khám bệnh tình nguyện của Sở y tế này. Tôi giật mình hỏi lại : – Thuỳ đi đợt mùng 10 này hả? – Uhm, có sao không? – Đợt mà Sở y tế và Sở văn hoá thông tin phối hợp tổ chức á? Tôi trả lời câu hỏi của Thuỳ bằng một câu hỏi khác. – Chính xác, gớm phóng viên có khác, đã nắm được thông tin rồi.

Tôi không trả lời Thuỳ, trong lòng dâng lên một niềm hân hoan khó tả, đợt công tác đó cũng chính là đợt mà tôi đi cùng Nhi và thằng cha Uy do 2 Sở phối hợp tổ chức. Sở VHTT chịu trách nhiệm viết bài, đưa tin còn Sở y tế tổ chức khám và phát thuốc miễn phí. Trái đất thật tròn để tôi luôn gặp Thuỳ, gặp người mà “chẳng liên quan đến mình” Tôi không nói với Thuỳ điều ấy, tôi muốn làm cho cô ấy bất ngờ. Thuỳ thấy tôi phấn khởi ra mặt nên lại trêu tôi : – Gió gặp nắng trông hồng hào hẳn lên kìa. Tôi gãi đầu ngượng ngùng. Tôi cứ mải ngồi nói chuyện với Thuỳ mà quên mất mình còn có một người bạn, Nhi thấy tôi mất tăm phải nháy máy cho tôi. Chào Thuỳ với một nụ cười buồn “như chưa hề có cuộc chia ly”, tôi háo hức chờ ngày tái ngộ Thuỳ.

Suốt cả tuần nay tôi ngán ngẩm khi nghĩ đến việc phải đi chung với thằng cha Uy, cứ nghĩ đến 10 ngày với hắn mà tôi sởn cả gai ốc, may mắn thay có Thuỳ cứu tôi khỏi cái cảm giác khổ ải ấy nếu không, không biết bài viết của tôi có khô như cơm nguội không. Uy quả là một tay cáo già trong cái lĩnh vực nghề nghiệp nhạy cảm này. Hắn chú ý đến từng tiểu tiết nhỏ để phục vụ cho lợi ích của mình. Ví như việc cơ quan tôi hễ cứ đi công tác thì tổ công tác sẽ mua một túi quà cho cả cơ quan liên hoan nhưng từ khi Uy về, hắn cắt giảm ngay khoản quà cáp này gọi là để thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhưng lại yêu cầu phòng kế toán xuất chi mua 5 xuất quà gấp đôi lần tiền quà cho phòng để biếu mấy anh bên Bộ. Tôi điên hắn lắm, cứ nhịn mãi sẽ có ngày cái ruột ngựa trong bụng tôi không chịu được nó sẽ sổ toạc ra lúc ấy tôi sẽ trừng trị cái thói khôn vặt của hắn. Hắn biết tôi không ưa hắn nên hắn cũng chẳng cần phải phí sức yêu quý tôi, hắn tìm mọi cơ hội để xếch mé hay bới lông tìm vết với tôi nhưng tôi nào đâu có sợ, chỉ tội con bạn tôi cứ mặt xanh như đít nhái mỗi khi tôi đốp chát thẳng vào mặt hắn.

Thấy tôi háo hức ra mặt, thay đổi chóng vánh so với cái thái độ mệt mỏi trước đó Nhi ngạc nhiên vô cùng nhưng nó có cái cách suy nghĩ làm dịu đi những nghi vấn trong đầu, với nó tôi là đứa đã nhiều tuổi mà chưa có bạn trai nên tâm sinh lý bất ổn định là lẽ thường. Nó thường nhìn tôi cảm thông lắm, tôi điên người vì tức, tâm lý bất ổn định mà tôi biết nhận thấy cái thằng bạn trai của Nhi là một tay thanh niên gia trưởng, bảo thủ và cố chấp à. Nhi không nhận ra vì nó yêu điên cuồng với một suy nghĩ cổ hủ như

Đến trang:
Bài mới cùng chuyên mục

Chờ Em Lớn Nhé Được Không

Người Yêu Ngốc Nghếch Của Tổng Giám Đốc

Nhóc Con Dễ Thương, Em Là Của Tôi

Đồ Heo, Thích Cãi Anh Lắm Hả

Truyện Cao Thủ Học Đường - Hai Lớp Học Đối Đầu Full

1234...101112»
Bài ngẫu nhiên

Phong cách này có gợi cảm?

Ông táo và con cá vàng

Manga Jokamachi no Dandelion 4 Panel sẽ được chuyển thể thành anime

Ông táo và con cá vàng

Mặt xinh, ngực đẹp, hot

Ông táo và con cá vàng

Mặt xinh, ngực đẹp, hot

TAG: