dư luận không? – Thưa ba, con không biết nhưng…con với Lam con thật lòng ba ạ! – Con định tìm kiếm sự thông cảm từ ba chăng? Mở mắt ra con ơi, không bao giờ đâu, ba không cho phép đứa nào làm hại tương lai của con gái ba đâu. – Lam đâu có làm hại tương lai con, Lam thương con nhiều lắm ba ạ. – Không, nó không thương con, nó thương con thì nó phải biết điều gì tốt cho con, ngược lại, nó ích kỷ và ngang tàng khi cứ cố níu kéo con, nó lợi dụng con, lợi dụng cả về tinh thần lẫn vật chất, con không hiểu à? – Ba đừng xúc phạm Lam, với con Lam chưa một lần lợi dụng.
Ba Thuỳ thấy con gái uơng bướng nên ngẫm nghĩ rồi đổi chiến thuật : – Con không nên cãi ba nữa, con phải nghe ba, chấm dứt chuyện này ở đây, hãy nhìn thẳng vào thực tế đi, cái chức trưởng khoa chỉ còn là vấn đề thời gian với con, nay con vướng vào chuyện đó kể như sự nghiệp đi tong chưa kể đến việc con sẽ sống bằng gì, sống như thế nào. Con cũng phải nghĩ đến ba nữa chứ, từng này tuổi đầu rồi còn bị thiên hạ người ta mắng vào mặt cho là vô phúc. Con hãy nghĩ đến vong linh mẹ con, con làm thế là có lỗi với bà ấy nhiều lắm.
Cứ cái giọng đều đều ấy, ông lấn át Thuỳ, ông không cho Thuỳ có cơ hội mở miệng, ông dồn Thuỳ vào chân tường, bây giờ thì Thuỳ yếu ớt dần thật, không biết phản kháng thế nào, rõ ràng những phân tích của ba đã làm Thuỳ xiêu lòng, ông đã xoáy sâu vào đúng cái yếu điểm của Thùy là về người mẹ cô vô cùng thương yêu, chỉ bằng một phát đạn, ông hạ gục Thùy, ông biết đã thuyết phục được Thuỳ, Thuỳ bắt đầu thấy sợ hãi và hoài nghi về nghị lực để bước qua dư luận. Ba Thùy bước đến bên con, môi nở một nụ cười chiến thắng, ông chốt một câu cuối cùng cho chắc chắn : – Thôi con ạ, bỏ đi, cứ coi như một cuộc dạo chơi để tích luỹ kinh nghiệm sống thôi, giờ hãy quay về và sống như kế hoạch đi con. Với lại tương lai của Lam đang rực rỡ trước mắt, nếu dính vào con nó sẽ chỉ là con số không mà thôi. Hãy nghe ba, ba luôn ở bên con, mọi thứ ba có nhà cửa, xe cộ, tất tật những thứ này ba không để cho con thì cho ai.
Nói rồi ông ôm con gái vào lòng vỗ vỗ lên bờ vai đang rung lên của Thuỳ. Thuỳ bắt đầu khóc, Thuỳ khóc to lắm, Thuỳ khóc không ngăn nổi, Thuỳ đang rối lên như mớ bòng bong. Thuỳ yêu Lam, Thuỳ không muốn bỏ Lam, Thùy đau khổ khi nghĩ đến ngày mai cô sẽ sống mà không có sự hiện diện của Lam. Đã rất lâu rồi, cô mặc đẹp cũng chỉ để cho Lam ngắm, cô ăn vì Lam, mặc vì Lam nhiều khi ngủ cũng là Lam, lâu dần nó như một thói quen không thể thiếu giờ dứt
ra, cô không đành lòng, cô không đủ sức, cô đang đau khổ quá. Ngày mai ư? Cô phải đối diện thế nào trước mặt Lam, cô sẽ nói gì với Lam, cô sẽ làm Lam đau khổ, tuyệt vọng và căm thù cô đến tận xương tuỷ chăng?
Mất Lam, cô sẽ mất sự say mê, niềm hứng khởi, mất Lam cô mất đi nhiệt huyết sống, mất đi sự sáng tạo nhưng ba cô đang mở cái cánh cửa thực tế trước mắt cô, cô đã thật sự suy nghĩ chín chắn chưa, con đường nào cho cô và Lam đi đây? Nhưng nếu chọn Lam, cô sẽ làm Lam mất tất cả và chính cô cũng phải từ bỏ tất cả, danh vọng, tiền tài, địa vị và thậm chí mất luôn cả tình phụ tử cuối cùng giữa cô và ba. Sự đấu tranh giằng xé tâm can cô, chưa lúc nào Thùy thấy đau như lúc này. Cô khẽ nhìn ba qua hàng nước mắt, khuôn mặt ông đầy những nếp nhăn, vẻ khắc khổ già nua giờ này sao rõ ràng thế. Ba ơi! Sao cuộc đời này éo le và ngang trái làm vậy, tại sao con không thể sống một cuộc sống như con muốn? Rồi cô nghĩ đến mẹ, nghĩ đến từng ấy thời gian sau khi mẹ mất, ba cô cô quạnh và gà trống nuôi con một mình, nhiều đêm Thuỳ thấy ông ôm lấy ảnh mẹ Thuỳ và khóc. Thuỳ thương ba lắm. Thuỳ quệt nước mắt, cô mệt mỏi bảo ba : – Ba cho con suy nghĩ.
Thế rồi cô bỏ về phòng, những tấm hình chụp cô và Lam đã đánh sập ý chí của cô, cô nằm nhìn trân trân lên trần nhà, đầu óc cô trống rỗng, chừng gần một giờ đồng hồ sau, cô dậy, cô quyết định rồi, cô sẽ làm theo lời ba coi như cô tự chôn sống mình để báo hiếu công ơn sinh thành của ba mình và cũng để cho mọi chuyện trở về sự cân bằng như lúc ban đầu, có thể vì điều đó cô sẽ mang tội với Lam. Thuỳ nói mà vẫn còn nấc : – Con sẽ nghe ba! Ông già mừng rỡ như vừa giải thoát được một mối hiểm hoạ lớn. Ông đã thắng, ông khẽ nhếch mép cười khi nghĩ đến Lam.
* * *
Tôi ra về mà lòng rối bời, tôi còn chưa nói với Thuỳ về những việc đã xảy ra, tôi sợ Thuỳ sốc, tôi muốn tìm cách nào đó hợp lý và nhẹ nhàng để Thuỳ tiếp cận chuyện này. Với tôi giờ đây cái danh trưởng phòng cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy so với việc làm sao để tôi có Thùy. Tôi giơ tay nhìn đồng hồ, giờ này có lẽ Thuỳ cũng đã về nhà, tôi hơi lo, không biết ba Thuỳ có giở trò gì không? Tôi muốn gặp Thuỳ tối nay để cùng Thuỳ bàn phương án đối phó, tôi bấm máy nhưng Thuỳ tắt máy. Tôi hơi chột dạ, không biết đã xảy ra chuyện gì. Tôi quyết định về qua nhà tắm táp để tinh thần minh mẫn rồi sẽ lộn lại nhà Thuỳ tìm hiểu xem liệu có chuyện gì không?
Tôi thất thần bước vào nhà, mẹ đang nhìn tôi, đôi mắt bà buồn rười rượi, nỗi lo lắng và thất vọng trong đáy mắt mẹ làm tôi muốn oà khóc, tại sao chúng tôi không là những con người bình thường như hàng vạn những con người khác, tại sao thế nhỉ, có phải như thế này mới gọi là cuộc sống không? Mẹ có biết rằng chính chúng tôi là những người vô cùng thiệt thòi khi sinh ra và lớn lên đã không giống ai thế này, chúng tôi mới là những người đáng được thông cảm và khoan dung không? Ấy vậy mà tôi lại đang làm mẹ đau bằng cái con người thật của tôi đấy. Mà kể cũng đau thật, 26 năm mang nặng đẻ đau, âu lo, bươn chải, giờ trồng cây đến ngày hái quả thì lại phải phiền muộn vì quả không được như ý mình. Tôi hiểu mẹ, hiểu ba nhưng tôi đã quyết rồi, tôi sẽ không từ bỏ, không đầu hàng, tôi sẽ làm ba mẹ tự hào vì tôi bằng chính sức lực và khả năng của tôi, mọi người sẽ phải xem xét lại quan điểm của họ, tôi sẽ làm điều đó vì tôi tin bên tôi có Thuỳ. Tôi ngẩng cao đầu nhìn mẹ, không lảng tránh nữa, tôi rành rọt : – Thưa mẹ! Con đã về! Mẹ thấy thái độ tự tin của tôi thì vẻ mặt cũng bớt rầu rĩ nhưng giọng vẫn còn buồn lắm : – Con đi tắm đi rồi còn ăn cơm. Tôi lặng lẽ gật đầu.
Tối ấy, tôi không cần đến nhà Thuỳ mà Thuỳ đã hẹn gặp tôi trước, tôi cuống cuồng phóng xe đi vì sợ Thuỳ phải chờ. Thấy Thuỳ, hai mắt tôi sáng hơn sao, Thuỳ không nhìn tôi vì dấu đôi mắt đã sưng húp vì khóc. Ánh đèn vàng nhạt làm tôi cũng không nhận ra điều đó. Tôi nắm tay Thuỳ và vội vàng : – Thuỳ này! Lam có chuyện muốn nói. Tôi định nói về việc tôi bị cách chức khi còn chưa kịp nhận quyết định hòng mong tìm sự cảm thông từ người yêu nhưng Thuỳ đã trả lời : – Thuỳ cũng có chuyện muốn nói với Lam. Tôi gật đầu và hối Thuỳ : – Thế Thuỳ nói trước đi.
Thuỳ khẽ xoay người, rút tập ảnh từ trong túi xách ra, Thuỳ đưa nó cho tôi, không nhìn tôi và hỏi : – Lam biết chuyện này chưa? Tôi lặng đi nhìn Thuỳ và khẽ gật đầu, Thuỳ nâng ly nước lên môi nhấp một ngụm rồi ngập ngừng : – Lam này! Chúng mình phải dừng lại thôi, Thuỳ không thể! Tôi ngạc nhiên nhìn Thuỳ : – Tại sao? Tại ba Thuỳ phải không? – Không hẳn vậy mà còn tại nhiều chuyện khác nữa, Thuỳ sợ Lam ạ. – Thuỳ đã từng nói chỉ cần có tình yêu của Lam là Thuỳ sẽ vượt qua tất cả mà. Thuỳ nhổm người dậy, khẽ chồm về phía tôi : – Lam! Thuỳ đã từng nghĩ thế nhưng Lam hãy thực tế đi, chúng mình sẽ sống ở đâu, sống bằng gì, chúng mình sẽ bị mất việc, mất gia đình Lam hiểu không? – Lam chấp nhận tất cả chỉ cần có Thuỳ. – Nhưng Thuỳ không chấp nhận tất cả. Thùy xin lỗi Lam, hãy nghĩ những ngày qua chỉ là một kỷ niệm của sự nông nổi Lam nhé!
Câu nói của Thùy như một cái tát giáng vào mặt tôi nhưng tôi vẫn cố năn nỉ Thuỳ : – Không! Với Lam nó không hề nông nổi. Thuỳ! Hãy nghĩ lại đi, Lam có thể làm việc chăm chỉ vì tương lai của chúng mình mà, Lam hứa sẽ không để Thuỳ phải khổ đâu. Lam không đồng ý để Thùy bỏ Lam thế, Lam không cho. – Không! Lam không hiểu hả, vấn đề là chúng mình còn có cha mẹ, những người mà chúng mình kính trọng, Thuỳ không thể làm ba mình đau lòng. Thùy đã quyết rồi, Thuỳ không muốn tiếp tục nữa, Lam đừng tìm Thuỳ và hãy tôn trọng cuộc sống riêng của Thuỳ. Và Thùy nhìn vào mắt tôi dè dặt : – Thùy thấy sợ, Thùy không vượt qua được Lam ạ! Mong Lam hiểu Thùy.
Giờ thì tôi thực sự đã chết, trái tim tôi chết, nó yếu ớt và đang lặng đi từng hồi, mỗi nhịp đập của nó chỉ như cái quả lắc đồng hồ chậm chạp tíc tắc, tíc tắc, nó có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Tôi hiểu Thuỳ, khi cô ấy đã quyết thì thật khó thay đổi, nếu tôi cứ cố níu có lẽ sẽ càng làm cô ấy thấy ngột ngạt và sợ hãi. Tôi tựa lưng vào thành ghế, mắt nhìn ra ngoài đưòng, im lặng, không biết phải làm thế nào. Tôi vừa mất đi hạnh phúc, một sự mất mát khó tưởng như khi tôi có nó, chấm hết cho một cuộc tình, tôi chẳng thể làm gì khác được khi chính tôi cũng đang rơi vào bế tắc. Tôi cay đắng, cổ họng tôi nghẹn lại, tôi sắp khóc, mắt tôi đã ầng ậng nước rồi, tim tôi run lắm rồi, trí não tôi đã mềm nhũn rồi, tất cả chỉ để chuẩn bị cho một cơn mưa trong lòng tôi. Thuỳ ơi! sao nỡ làm Lam đau?
Thuỳ thấy tôi im lặng nên hỏi tôi : – Lam muốn nói gì với Thuỳ? Tôi chua chát lắc đầu : – Giờ thì không quan trọng nữa Thuỳ à, Thuỳ về đi, Lam ngồi thêm lát nữa sẽ về. Lam sẽ làm như Thuỳ nói nhưng xin Thùy hãy nhớ, nếu sau này Thuỳ gặp bất cứ khó khăn gì thì Lam vẫn luôn chờ Thuỳ, Lam vẫn luôn ở đằng sau Thuỳ.
Thuỳ vội vã gật đầu và vội vã đi ngay ra ngoài, cô không thể ngồi lâu hơn được nữa. Ra đến cửa, cô ngồi thụp xuống một góc khuất và ôm mặt khóc, nước mắt uớt hết cả ngực cô nhưng chẳng có bàn tay êm ái của Lam lau khô nữa. Những lời nói của Lam như lưỡi dao khứa vào nỗi đau trong cô, cô chẳng đáng để Lam đối xử tốt thế, sao Lam không gào lên, không chửi mắng hay nguyền rủa cô để cô thấy mình bớt ân hận. Sao Lam không tát cô một cái thật mạnh cho đáng đời cô? Lòng cô quặn thắt, trái tim tê dại trong nỗi đau đớn vì nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến cái ngày mà cô phải dâng hiến thân xác mình cho một người mà cô chẳng còn chút mảy may thương hại.
Còn lại mình tôi, cô đơn, trống trải, mọi thứ vỡ oà, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Tôi ngây dại như một kẻ điên, mọi thứ đang đóng cửa trước mắt tôi. Hoang mang! Tôi biết làm gì? Vượt qua để sống hay đầu hàng số phận? Tuyệt vọng hay tiếp tục hy vọng? Tôi phải chọn!
Ngày cưới Thuỳ, Thuỳ không mời tôi, tôi coi đó là đặc ân cuối cùng mà Thuỳ dành cho mình. Cái ngày ấy với tôi nó dường như một mũi giáo đâm thẳng vào trái tim quá nhiều yêu thương của tôi. Tôi bỏ đi công tác từ trước hôm ấy hai ngày, tôi muốn xa Hà Nội, muốn tìm quên ở một nơi nào đó xa lạ. Cuộc đời là một tập hợp của những cảm xúc yêu thương, hạnh phúc hay đau khổ, chẳng có ngày nào là tôi không ngửa mặt lên Trời để cầu mong bình yên sớm quay về nơi con tim mồ côi.
Tình cảm tan vỡ, công việc thì ngày một thậm tệ, cũng dễ hiểu khi thấy tôi sa sút đi trông thấy. Uy dìm tôi không ngóc đầu lên được hòng mong tôi bỏ việc nhưng Uy không thể nào hiểu nổi vì đâu mà cái sức sống trong tôi lại dai dẳng và mãnh liệt đến như vậy, tôi không bao giờ khuất phục Uy và tôi cũng chẳng dại gì chuyển cơ quan, thế nào Uy cũng sẽ gửi những tấm hình như vừa rồi để phá tôi, chi bằng cứ để một chỗ biết thôi, thế hoá lại hợp lý. Còn nếu tôi muốn đi, tôi sẽ đi theo tư thế của người chiến thắng nếu không tôi quyết sẽ trở thành một chướng ngại trên con đường chinh phục danh vọng của Uy.
Trở thành cái gai trong mắt Uy nên tôi bị cử đi công tác nhiều hơn cho khuất mắt, phụ trách những mảng đề tài gai góc hơn nhưng tiền thì đương nhiên là tỷ lệ nghịch với sức lực mà tôi bỏ ra, chức vụ của tôi vẫn đang tạm đình chỉ để chờ cấp trên xem xét mà cấp trên thì…có hoạ chờ được vạ thì má đã sưng.
Tôi cũng không còn ở với ba mẹ nữa. Sau khi Thuỳ bỏ tôi, tôi gần như cô độc, ba mẹ chẳng thể giúp gì tôi về mặt tinh thần, ba cho chuyện của tôi là nhảm nhí và hoang tưởng còn mẹ thì chỉ buồn rầu nhìn tôi, hầu như tối nào tôi cũng thu lu ngồi trong góc nhà, tôi tắt hết đèn điện, không gian của tôi chỉ là căn phòng nhỏ bé, tối mù. Trong bóng tối mắt tôi cứ thao láo nhìn, tôi nhìn gì? Chẳng biết nhưng có lẽ tôi nhìn đời, tôi thú vị khi quan sát cuộc đời từ trong bóng tối, tôi thấy được sự thật. Trí óc tôi căng ra, cảm giác buồn, đau khổ trộn thành một khối tấn công tôi, thúc vào ngực tôi khiến tôi không thở được, mắt mũi tôi cay xè. Tôi cứ ngồi như thế cho đến khi mệt quá tôi ngã gục ra nền nhà và ngủ lúc nào không biết. Cứ như thế tôi suy nghĩ rất nhiều, tôi không thể đóng cửa những ước mơ khi vừa mới hơn hai chục tuổi đầu và càng không thể kết thúc cuộc đời mình khi còn quá trẻ và sau cùng tôi quyết định dọn ra ở riêng. Tôi chọn con đường độc lập, tự do để theo đuổi những cái hoài bão mà chính bản thân mình cũng không dám chắc chắn nhưng tôi vẫn phải hy vọng. Tôi thuê trọ trong một khu tập thể cũng gần nhà tôi, ba tôi không hài lòng nhưng ông cũng không muốn có đứa con như tôi trong nhà, cực chẳng đã ông đẩy tôi ra đời bằng cái con đường không ầm ĩ nhưng đầy khắc nghiệt.
Ông biết tính tôi ngang bướng nên khó mà thuyết phục nổi tôi sống theo ý ông thế nên khi tôi nói về quan điểm chuyện tình cảm của mình, ông bảo tôi : – Ba biết sẽ chẳng thể lay chuyển được con nhưng chắc con hiểu nếu con chọn cuộc sống đó con sẽ không còn chỗ trong nhà này. Chỉ đơn giản vậy thôi và tôi cũng thẳng thắn với ba : – Thưa ba, con rất hiểu và con đã chuẩn bị đầy đủ để đi khỏi nhà. – Ba rất tiếc, ba mẹ đã từng hy vọng rất nhiều ở con. – Con sẽ không làm ba mẹ thất vọng. Ba tôi cười buồn : – Đã rồi còn gì nhưng con đã chọn, con ráng mà sống cho tốt. – Ba yên tâm, con là con ba, những phẩm chất tốt đẹp của ba cũng đang cháy trong con, không gì làm con sa ngã đâu. Ba bắt tay tôi như bắt tay một người bạn : – Hãy chứng minh cho ba mẹ và mọi người thấy rằng con đúng và chúng ta lầm, đó là cách duy nhất để con cải thiện hình ảnh trong mắt ba. Tôi im lặng như một sự đồng ý. Ba con tôi chỉ nói với nhau vỏn vẹn có mấy câu nói đó nhưng trong thâm tâm, cả tôi và ba đều hiểu không thể ép nhau sống theo cái cách của mỗi người đã chọn.
Bác Dũng thì từ đầu chí cuối khi biết sự thật chẳng nói lời nào, không hiểu sao ông lại có cảm giác muốn ủng hộ chuyện của tôi và Thuỳ. Ông không muốn tôi rời khỏi nhà nhưng nhà này có phải của bác đâu mà có thể can thiệp. Tôi lạch cạch kéo cái vali qua phòng bác, bác mở to cửa, vẫy tôi vào, ông ngồi nhìn tôi âu yếm và hỏi : – Con có sợ không? Tôi cười nhìn bác : – Cháu bác mà, có biết sợ gì đâu, bác ở lại nhớ giữ sức khoẻ nhé. – Con nói cứ như đi hẳn ấy, rảnh thì về thăm bác và ba mẹ mày chứ. – Ồ! Cái đó thì tất nhiên rồi ạ! – Đừng có buồn nhé, con người có số phận cả đấy, cái gì thuộc về con thì trước sau cũng là của con thôi.
Tôi không biết bác ám chỉ điều gì nhưng trong lúc này đấy đúng là câu nói khích lệ đầy ý nghĩa mà tôi thực sự cần. Tôi định đứng dậy đi nhưng bác níu tay tôi lại rồi bác lục đục mở cái cánh cửa hộc bàn làm việc, bác lôi từ đó ra một cái bọc nho nhỏ gói bằng một tờ phê đúp giấy năm hào hai từ đời Napoleon rồi, màu nó đã ố vàng, nó
Đến trang: