XtGem Forum catalog
-->
2Hi.Biz
Hỗ trợ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Truyện teen
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ

Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ



- Chuyên mục: Truyện teen
- Lượt xem:
tâm hồn trung thực, lời ăn tiếng nói cũng trung thực, nhất là volume không bao giờ bị hỏng, hoặc nếu không thể không hỏng theo thời gian thì đó là bộ phận chỉ hỏng cuối cùng sau những bộ phận khác. Ngay hồi tám tuổi, chỉ giả vờ chơi trò vợ chồng thôi, phẩm chất đó nơi con Tí sún đã sớm bộc lộ rồi. Tiếc là tôi không để ý. Lúc đó tôi chỉ quan tâm đến những gì thuộc về vật chất tầm thường. Mì gói đã hại tôi.

————————- Bạn đang đọc truyện tại wapsite www.blog24.wapseo.mobi. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ. ————————-

Tôi lại nói chuyện chú Nhiên và cô Linh. Chú Nhiên không giải thích được tại sao chú yêu cô Linh và sắp sửa lấy cô Linh làm vợ. Nhưng điều đó không ngăn cản chú gửi tin nhắn cho cô Linh mỗi ngày. Chú gửi tin nhắn bằng chiếc điện thoại di động be bé, và một trong những lý do khiến tôi ngày nào cũng mong chú đến chơi là để được nghịch chiếc điện thoại của chú. Nói cho công bằng, không chỉ tôi mong gặp chú mà chú cũng mong gặp tôi. Chỉ vì tôi hay hỏi chú về cô Linh. Tôi hỏi mười câu, chú chỉ trả lời suôn sẻ được năm câu. Năm câu còn lại, chú không trả lời được, chú chỉ cười khà khà. Nhưng trông chú có vẻ thích thế. Một lần, tôi đọc thấy chú nhắn cho cô Linh: “Chiều nay chúng ta đi dạo một chút chăng? Buồn ơi là sầu!” Tôi thấy tin nhắn đó hay hay (tại sao hay hay thì tôi cũng không rõ), liền vội vàng chạy qua nhà con Tí sún: – Mày có điện thoại di động không? Con Tí sún bảo “không”. Tôi chạy qua nhà con Tủn: – Mày có điện thoại di động không? – Mình không có nhưng mẹ mình có. Tôi mừng rơn: – Lát nữa mày mượn mẹ mày chiếc điện thoại đi. Ăn trưa xong, tao sẽ nhắn tin cho mày. Con Tủn khoái lắm. Xưa nay chưa có ai nhắn tin cho nó bao giờ. Hôm đó, trước khi làm cái chuyện chán ngắt là ngủ trưa, tôi kịp mượn điện thoại của chú Nhiên gửi mẩu tin đó vào điện thoại của con Tủn (đúng ra là của mẹ con Tủn). Chiều, tôi học bài qua quít rồi lén ba mẹ vù ra cổng, đứng ngó qua nhà nó. Tôi đứng vẩn vơ một hồi, thấy con Tủn trong nhà đi ra. Nó cũng ngó qua nhà tôi. Hì hì, sau đó không nói thì ai cũng biết là tôi và con Tủn đã hớn hở đi dạo một chút với nhau. Chẳng đi đâu xa. Chỉ là loanh quanh sau hè nhà hàng xóm rồi ra đứng cạnh ao rau muống bên hông nhà thằng Hải cò nhìn châu chấu nhảy tới nhảy lui, chốc chốc lại lấy tay vỗ vào đùi bem bép vì bị muỗi chích. Nhưng như vậy cũng đã thích thú lắm. Y như người lớn. Một chuyện hẹn hò. Mấy hôm sau, tôi lại nhắn cho con Tủn một tin nhắn mới. Cũng cóp từ mẩu tin chú Nhiên gửi cô Linh: “Chiều nay chúng ta lai rai một chút chăng? Buồn ơi là sầu!” Và chiều đó hai đứa tôi đã lai rai một chút ở quán bà Hai Đọt. Tôi ăn cắp tiền của mẹ tôi để đãi con Tủn ăn chè đậu đỏ bánh lọt. Tôi mất tiền vì con Tủn nhưng tôi không tiếc. Đời thế mới vui. Nhưng đời chỉ vui được có hai lần. Tới lần thứ ba thì tôi gặp nạn. Mẩu tin mới nhất của chú Nhiên đã hại tôi. Tôi háo hức nhắn cho con Tủn: “Chiều nay chúng ta lên giường một chút chăng? Buồn ơi là sầu!” Dĩ nhiên một chú bé tám tuổi thì không thể hiểu nội dung thực sự của mẩu tin quái ác đó. Chiều, tôi lại ra đứng trước cổng ngó mông qua nhà con Tủn thấp thỏm chờ đợi theo thói quen. Một lát, trong nhà nó có người đi ra. Lần này không phải con Tủn, mà là mẹ nó. Bà đi xăm xăm sang nhà tôi. Kết quả: chiều đó chỉ có mình tôi lên giường. Tôi leo lên giường nằm sấp xuống cho ba tôi đét roi vào mông. Chỉ vì cái tội mà thực ra tôi không hề mắc phải: Mới nứt mắt đã bày đặt lăng nhăng. Buồn ơi là sầu!

KHI NGƯỜI TA LỚN

Bạn đọc thân mến của tôi, khi các bạn đọc tới dòng chữ này thì thú thật tôi vẫn còn nuôi trong lòng một bí mật. Chắc các bạn cũng thấy cuốn sách mà tôi đang viết và các bạn đang đọc không hề giống bất cứ cuốn sách nào tôi đã từng viết và các bạn đã từng đọc trước đây. Tôi đã định giữ kín bí mật này, kể cả khi cuốn sách đã kết thúc và nhà xuất bản đã in ra. Nhưng vì các bạn đã kiên nhẫn đọc tới đây, đã nộp cho cuốn sách một khoảng thời gian như người ta nộp tiền cho Cục thuế thì tôi thấy các bạn không có lý do gì không được hưởng quyền được thông tin về tác phẩm mà các bạn đã bỏ tiền ra mua và bỏ thì giờ ra đọc. Sẵn đây, tôi tiết lộ luôn: thực ra cái tôi đang viết không phải là một cuốn tiểu thuyết. Thực tế đây là một bản tham luận mà tôi định sẽ trình bày trong cuộc hội thảo Trẻ em như một thế giới do Ủy ban UNESCO tại Việt Nam phối hợp với Bộ giáo dục tổ chức, với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia tư vấn tâm lý, các nhà báo phụ trách mảng học đường và giáo dục gia đình, cuối cùng là các nhà văn viết cho trẻ em. Tất nhiên đây là bản tham luận sẽ không bao giờ được đọc trên diễn đàn, thậm chí không được gửi tới cuộc hội thảo theo đúng kế hoạch trước đó. Lý do tại sao thì tôi sẽ nói sau. Mà thôi, tôi nói ngay đây. Có nhiều lý do. Mỗi lý do mang một hình hài cụ thể. Lý do đầu tiên mang hình hài của thằng Hải cò. Gọi thằng Hải cò là gọi theo thói quen, gọi theo cách tôi vẫn gọi nó vào cái thời chúng tôi tám tuổi. Bây giờ, đúng ra tôi phải gọi Hải cò là ông Hải cò. Như vậy cho nó lịch sự. Vì Hải cò bây giờ đã nhiều tuổi lắm rồi, đại khái bằng cái mức 8 tuổi nhân cho 6, tức là khoảng trên dưới 50, nếu chúng ta vẫn quyết tin theo bản cửu chương. Hải cò đột ngột đến thăm tôi vào một chiều mưa gió, nhưng cuộc gặp gỡ không được lãng mạn như trong nhạc Tô Vũ. Hải cò kéo ghế thả người rơi đánh phịch, hỏi độp ngay: – Nghe nói cậu đang viết một bài gì đó về tụi mình hồi còn bé phải không? – Ủa, sao cậu biết? – Tôi dựng mắt lên. – Cậu không cần biết tại sao tôi biết. Cậu chỉ cần trả lời là có chuyện đó không. Giọng Hải cò rất giống giọng của một quan tòa, mặc dù tôi biết nó đang là giám đốc một công ty không liên quan gì đến pháp luật. – Ờ, ờ… có. – Tôi dè dặt đáp. – Có thật à? Hải cò chồm người tới trước và reo lên, cứ như thể nó vừa bắt quả tang tôi đang làm chuyện gì phạm pháp. Tôi liếm môi: – Đó chỉ là một bản tham luận… Hải cò cắt ngang: – Nó là bản tham luận hay không phải bản tham luận, điều đó không quan trọng. Tôi chỉ quan tâm cậu viết cái quái gì trong đó… Hải cò rặt một giọng gây hấn. Tôi nhìn chăm chăm vào mặt nó, cảm giác nó đã biết tôi viết những gì về nó. – Thì những chuyện vụn vặt của tụi mình hồi nhỏ… Tôi lấy giọng êm ái, cố nhấn mạnh từ “vụn vặt” để trấn an thằng bạn cũ. Bằng ánh mắt cảnh giác, Hải cò nhìn tôi một lúc, rồi nó đột ngột chìa tay ra: – Cậu đưa tôi xem thử nào. Thoạt đầu tôi đã định từ chối nhưng rồi nhận thấy làm thế càng khiến Hải cò nghi ngờ và cuối cùng tôi cũng không thoát được nó, bèn rút ngăn kéo lấy xấp bản thảo thảy lên bàn: – Cậu đọc đi! Chẳng có gì nghiêm trọng cả. Tôi tặc lưỡi nói thêm, cố tình xoáy vào khía cạnh tình cảm: – Chỉ là những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Hải cò không bị những mỹ từ của tôi đánh lừa. Nó thận trọng lật từng trang bản thảo và nhìn cái cách nó săm soi từng con chữ, tôi có cảm giác không phải nó đọc mà nó đang sục sạo dò tìm. Thỉnh thoảng nó lại giật nảy trên chỗ ngồi: – Chà chà, đánh lộn đánh lạo! Không ổn rồi! – Úi chà! Không thể như thế được! Giám đốc một công ty lớn không thể dạy con theo kiểu bá láp như thế này được. Tôi lo lắng: – Kiểu gì? Hải cò đập tay lên bàn đánh chát: – “Mày giữ gìn tập vở sạch sẽ như thế này mày không sợ thầy cô bảo ba mẹ mày không biết dạy con hả thằng kia?”. Hừ, một giám đốc thì không đời nào quát con như thế! Đây nữa! – Hải cò gí mạnh ngón tay vô trang giấy như đang cố đè bẹp một con ruồi – “Đến giờ cơm là ngồi vô ăn, chỉ có kẻ không được giáo dục đến nơi đến chốn mới làm như vậy!”… Nó giơ hai tay lên trời: – Ối trời ơi! Cậu muốn giết tôi hả, Mùi? Hải cò bỏ chữ “cu” trước tên tôi nhưng hắn vẫn quát tôi như quát một thằng cu. – Đây chỉ là chuyện hồi nhỏ. Hồi tụi mình mới tám tuổi. – Tôi phân trần bằng cả giọng nói lẫn vẻ mặt. – Tám tuổi cũng thế. – Mặt Hải cò đỏ gay – Giám đốc một công ty lớn thì không thể ăn nói như thế hồi tám tuổi. Các đối tác sẽ nghĩ gì về tôi nếu biết hồi bé tôi là một đứa hư hỏng. – Mình không nghĩ như vậy là hư hỏng. – Đó là ý nghĩ của cậu… – Nhưng mình có bịa đâu. Mình ghi lại những gì cậu đã nói hồi tám tuổi. Hồi đó… – Hồi đó là hồi đó. Bây giờ là bây giờ. Tám tuổi thì con người ta làm bao nhiêu là chuyện ngốc nghếch. Bây giờ cậu lôi ra bêu riếu để làm gì. Tôi không thể nào tiêu hóa nổi lập luận của Hải cò. Nhưng tôi biết tôi không thuyết phục nó được. Thằng Hải cò hồn nhiên phóng khoáng bao nhiêu thì ông giám đốc Hải cò tính toán và cố chấp bấy nhiêu. Thằng Hải cò sẵn sàng làm những gì nó muốn, trong khi ông Hải cò chỉ muốn làm những gì người khác muốn. Có lẽ đó lại là một điểm khác biệt nữa giữa trẻ con và người lớn. Điều đó cho thấy nếu cần tẻ nhạt thì đời sống người lớn còn tẻ nhạt gấp trăm lần so với trẻ con. Cuối cùng, tôi thở dài: – Thế cậu muốn sao? – Cậu phải gạch bỏ hết những chi tiết dở hơi đó. – Hải cò đáp giọng dứt khoát. – Không được! Thế thì còn gì bản tham luận của mình. – Đó là chuyện của cậu. – Hải cò lạnh lùng, có vẻ quyết dồn tôi vào chân tường. Tôi uống một hớp nước để dằn cơn giận. – Thế này vậy. – Tôi đặt vội chiếc ly xuống bàn để không phải xáng nó vào tường – Mình sẽ không gạch bỏ hay tẩy xóa gì hết. Nhưng mình sẽ đổi tên nhân vật. oOo Con Tủn đến, ngồi đúng vào chiếc ghế Hải cò ngồi hôm qua. Tôi khỏi cần giải thích, các bạn cũng đã biết lý do thứ hai mang hình hài con Tủn. Con Tủn ngồi đúng vào chiếc ghế Hải cò đã ngồi và hỏi đúng cái câu Hải cò đã hỏi: – Nghe nói anh đang viết một bài gì đó về tụi mình hồi còn bé phải không? Chỉ có phản ứng của tôi là khác. Tôi gật đầu như máy: – Đúng vậy. Và anh biết là không nên lôi chuyện ngốc nghếch hồi bé ra bêu riếu. Hiệu trưởng một ngôi trường lớn như em không thể nhận một tin nhắn kiểu như “Chiều nay chúng ta lên giường một chút chăng?” hồi tám tuổi. Học sinh và phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao về em, đúng không? Con Tủn cũng gật đầu như máy, giống hệt tôi: – Đúng, đúng! Tôi tiếp tục phục thiện: – Vì vậy mà anh quyết định sẽ đổi tên nhân vật. Cái cô bé nhận mẩu tin quá sức hư hỏng đó không phải là cô Tủn mà sẽ là cô Hồng Hạnh hay cô Anh Đào nào đó. Cuộc gặp gỡ giữa tôi và con Tủn hôm đó ngọt ngào như ướp đường. Nó không đòi đọc bản thảo. Cũng không giở giọng quan tòa. Mà có là quan tòa thật thì chắc nó cũng hết sức dịu dàng hoan hỉ khi chưa hỏi câu nào bị cáo đã khai nhận tuốt tuồn tuột và thành khẩn hứa hẹn sẽ sửa chữa mọi lỗi lầm.

TÔI LÀ THẰNG CU MÙI

Con Tủn hồi bé khác xa con Tủn bây giờ. Nghĩa là đáng yêu hơn nhiều, cho dù nó không hề yêu tôi. Sau vụ tin nhắn, tôi ngoắt nó ra ngoài hè, chửi té tát: – Mày đưa cho mẹ mày đọc mẩu tin đó chi vậy? – Tại mình không hiểu bạn muốn rủ mình làm gì. – Bây giờ mày hiểu chưa? – Chưa hiểu. – Chưa hiểu thì đừng bao giờ hiểu. Tôi nói vậy vì tôi đã hiểu rồi. Chính chú Nhiên đã giải thích cho tôi. Chú vừa giải thích vừa cười khà khà trong khi mặt tôi méo đi từng phút một. Kể từ hôm tôi lỡ lầm một chút đó, đời tôi mất đi bao nhiêu thứ một chút khác. Ba tôi cấm tôi không được nghịch chiếc điện thoại của chú Nhiên nữa. Không được gửi tin nhắn rủ con Tủn đi dạo một chút, lai rai một chút, đời tôi trở nên buồn quá nhiều chút.

Ngày tháng trở lại là những ngày tháng cũ. Lẽo đẽo trong hành lang hiu quạnh của cuộc sống, tôi lại đi từ trường về nhà, từ phòng ngủ đến phòng tắm, từ bàn ăn đến bàn học với một nhịp điệu không đổi, y như trái đất vẫn buồn tẻ quay quanh mặt trời. Nếu tôi là trái đất, đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, tôi sẽ không cam chịu sống một cuộc sống máy móc và đơn điệu như thế. Tôi sẽ không thèm quay nữa, hoặc là tôi sẽ tìm cách quay theo hướng khác. Mặc cho mọi thứ ra sao thì ra. Nhưng tôi không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi. Thằng cu Mùi không lái được trái đất theo ý mình nhưng nó có thể bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó chợt nghĩ ra. Khi khát nước, tôi không thèm rót nước vô ly nữa. Tôi rót nước vô chai xá xị. Những chai xá xị uống xong, mẹ tôi chất hàng đống trên đầu tủ, chờ bán cho các gánh ve chai. Tôi uống nước trong chai, thấy thú vị làm sao. Hải cò qua nhà tôi chơi, thấy vậy ba chân bốn cẳng chạy về nhà nằng nặc đòi mẹ nó mua xá xị cho nó. Xưa nay nhà Hải cò không bao giờ uống các loại nước ngọt đóng chai. Mẹ nó bảo các loại nước ngọt toàn chất hóa học, có họa là điên mới nốc ba thứ độc hại đó vào người. Nhưng thằng Hải cò bù lu bù loa ghê quá, bà đành ra chợ tha về cho nó một chai. Hôm sau, Hải cò cầm chai nước chạy qua nhà tôi, mặt hiu hiu tự đắc: – Mày xem! Hôm qua đến giờ tao uống nước bằng cái chai này nè. Tôi tủm tỉm: – Mày thấy thế nào? – Ờ, nước trong chai ngọt và mát hơn nước trong ly mày ạ. Lạ ghê! Tôi còn bày cho Hải cò nhiều chuyện lạ khác nữa. Hết uống, tôi chuyển sang ăn. Tôi không thèm bới cơm vô chén như trước nay. Tới bữa ăn, trước ánh mắt sửng sốt của ba mẹ tôi, tôi đổ cơm và thức ăn vào chiếc thau nhôm, trộn lên như một món thập cẩm. Rồi bưng cái thau ra ngoài hè, tôi ngồi xổm nhìn ra đường vừa lấy muỗng xúc cơm tọng vô miệng, cảm thấy cuộc sống vô cùng tươi đẹp. Trông tôi ăn cơm trong thau rất giống con heo nhà tôi ăn cơm trong máng, nhưng Hải cò vẫn tấm tắc: – Hay quá! Kiểu mới à? – Ừ, kiểu mới! Thích lắm! Hôm sau, Hải cò lại háo hức đi tìm tôi, chỉ để khoe: – Tao vừa ăn cơm trong thau. Lần này không đợi tôi dò hỏi, Hải cò hớn hở nói luôn: – Ăn cơm trong thau ngon tuyệt mày ạ. Ngon hơn ăn bằng chén nhiều. Lạ ghê hén mày? Hải cò lại “lạ ghê”. Tôi cũng thấy lạ, mặc dù tôi lường trước được điều đó. Bây giờ, tức là lúc ngồi viết lại câu chuyện này, dĩ nhiên tôi thừa biết hồi đó chính yếu tố tâm lý đã tác động đến khẩu vị của bọn tôi. Sự thay đổi của hoàn cảnh đã dẫn đến sự thay đổi của cảm xúc. Tại sao những lời tỏ tình thốt ra ở cạnh bờ sông hay ngoài đồng cỏ dễ thành công hơn khi cũng những lời đó thốt ra giữa quảng trường hay nơi chợ búa? Tại sao những đôi vợ chồng thích đi du lịch đến những nơi xa lạ để tìm lại cảm giác của những ngày đầu, điều mà họ không thể tìm thấy khi quanh quẩn trong căn nhà quen thuộc? Tất cả đều có lý do của nó. Con người ta bao giờ cũng cần đến một hoàn cảnh mới để trước tiên làm mới lại chính cảm xúc của mình, rồi sau đó nếu tiện thì tiếp tục làm mới những thứ khác. Do vậy, người lớn khi có điều kiện họ lập tức thay đổi hoàn cảnh, đôi khi bằng cách hết sức cực đoan như thay một người vợ này (hay một người chồng này) bằng một người vợ khác (hay một người chồng khác). Tóm lại, người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất là vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt. Tôi và Hải cò thay đổi thói quen ăn uống thì đâu có ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Không phải vì bọn tôi không thích uống nước trong ly mà hết ông tổng thống này đến bà thủ tướng nọ bị ám sát. Cũng như thế, người Israel và người Palestine nã pháo vào nhau chắc chắn không bắt nguồn từ việc bọn tôi thay chén bằng thau. Nhưng dưới mắt các ông bố bà mẹ, việc một đứa con bỗng nhiên thích ăn uống theo kiểu trái khoáy là cái

Đến trang:
Bài mới cùng chuyên mục

Chờ Em Lớn Nhé Được Không

Người Yêu Ngốc Nghếch Của Tổng Giám Đốc

Nhóc Con Dễ Thương, Em Là Của Tôi

Đồ Heo, Thích Cãi Anh Lắm Hả

Truyện Cao Thủ Học Đường - Hai Lớp Học Đối Đầu Full

1234...101112»
Bài ngẫu nhiên

Nước Mắt Của Nắng, Nụ Cười Của Mưa

Girl xinh cùng nội y quyến rũ

Mẫu figure mới nhất của WAVE được dựa trên Kay đến từ Girls und Panzer

Girl xinh cùng nội y quyến rũ

Happy Kuji Hatsune Miku Thu 2014 Ver Phần 2

Girl xinh cùng nội y quyến rũ

Happy Kuji Hatsune Miku Thu 2014 Ver Phần 2

TAG: