Võ Tòng là người huyện Thanh Hà nhưng quê nội của anh ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, cách siêu thị Big C Trần Duy Hưng khoảng nửa cây số về hướng cao tốc Láng Hòa Lạc. Ngay từ những ngày đầu đi học mẫu giáo, Võ Tòng đã nổi tiếng hiếu động, nghịch ngợm và mê gái. Buổi trưa, trong khi các bạn nam khác đang ngủ say sưa thì Võ Tòng chỉ rình rình chuồn sang khu giường của các bạn gái để nằm cùng rồi vuốt ve sàm sỡ. Rất nhiều lần Tòng bị cô giáo phát hiện và bắt viết bản kiểm điểm nhưng hắn vẫn chứng nào tật ấy, đến nỗi cô giáo phải mời cả phụ huynh của Tòng đến và đề nghị chuyển Tòng qua học ở một trường mầm non tư thục khác.
Bố Tòng đã phải năn nỉ, đút tiền và đút cả một số thứ khác cho cô giáo để con mình tiếp tục được học vì tất cả các trường mầm non từ công lập đến dân lập khác trong vùng Võ Tòng đều đã từng học qua rồi, và trường nào cũng chỉ được vài ngày là Võ Tòng bị đuổi. Cái trường hiện tại là trường cuối cùng rồi, giờ mà bị đuổi nữa thì không biết xin vào đâu. Nhưng rốt cục, Võ Tòng vẫn bị đuổi sau vụ scandal cầm đầu và xúi giục các nam sinh mầm non khác khoét lỗ ở cửa gỗ nhà vệ sinh để nhìn trộm cô giáo. Ở tuổi lên 4, Võ Tòng đã chính thức trở thành kẻ thất học.
Học hành thì dang dở, đi xin việc thì mới 4 tuổi nên không chỗ nào nhận, Võ Tòng được bố cho đi học võ. Vốn tính hiếu động nghịch ngợm nên Tòng tỏ ra khá có năng khiếu và tiếp thu rất nhanh. Duy có một nhược điểm là Võ Tòng bị bệnh thối chân rất nặng. Cứ tập luyện được một lúc là mùi hôi thối bắt đầu bốc lên và ngày càng nồng nặc khiến sư phụ và các môn sinh khác chỉ tập được phần chân vì tay còn phải lo bịt mũi. Do đó, thầy thường bắt Võ Tòng đứng ra góc sân tập một mình. Tòng rất tủi thân vì điều này nhưng vẫn hi vọng rằng dần dần bệnh sẽ khỏi để hắn có thể được tập luyện chung cùng thầy và các bạn.
Thế nhưng về sau, bệnh thối chân không những không khỏi mà Võ Tòng còn bị thêm hai bệnh khác nữa là thối tai và thối mồm. Từ đó Võ Tòng ở nhà tự luyện võ một mình. Đến năm 19 tuổi, Tòng đã luyện thuần thục hai bộ quyền pháp khá căn bản và vô cùng phổ biến là “Thủ dâm chân kinh” và “Xuất tinh thần chưởng”. Cũng cùng năm ấy, bước ngoặt của cuộc đời Võ Tòng đã đến. Đó là một buổi chiều khi Võ Tòng đang cùng người yêu đi dạo lòng vòng trong công viên Nhi đồng thì có một thằng nhìn dáng rất lòng khòng vượt lên trước mặt Tòng và nói một câu khiến Tòng rất không hài lòng:
- Lêu lêu, cái thằng thối chân, thối tai, thối mồm…
Vốn tính hay tự ái lại thêm bệnh sĩ gái, Võ Tòng lao lên túm tóc và đấm túi bụi vào mặt thằng đó liên tiếp mười mấy cái khiến nó nằm lăn ra đất kêu oai oái. Thật không may cho Võ Tòng, nó lại là cậu ấm con của tên quan huyện khét tiếng tàn ác và uy quyền trong vùng. Lo lắng cho sự an nguy của con trai mình, cha Võ Tòng đã gửi hắn lên ở nhờ nhà của một người bạn tên là Sài Tiến tít tận trên núi Ba Vì, thuộc tỉnh Hà Tây cũ (đã sáp nhập vào Hà Nội từ tháng 8 năm 2008). Sài Tiến là người có quan hệ rộng rãi và cũng có chút tiếng tăm trên giang hồ. Cũng chính nhờ Sài Tiến mà Võ Tòng đã quen được với Cập Thời Vũ Tống Công Minh Tống Giang.
Buổi chiều hôm ấy, Võ Tòng đang mải lúi húi múc cám cho lợn ăn thì thấy một người dáng vẻ rất đạo mạo từ cổng bước vào rồi cất tiếng hỏi rất từ tốn:
- Xin hỏi, đây có phải là nhà của Sài Tiến đại nhân không ạ?
Nghe tiếng hỏi, Võ Tòng quay lại thì thấy người này quen lắm, liền đáp lời:
- Dạ thưa quan nhân, Sài Tiến đại nhân đang đi chăn bò, chắc sắp về rồi ạ. Mời quan nhân vào nhà xơi nước. Mà trông quan nhân quen lắm, rất giống nhân vật Tống Giang trong phim Thủy Hử.
- Không giống mới lạ, ta chính là Tống Giang đây mà.
- Oh Shit, thật vinh dự cho tại hạ quá, mời anh Giang vào nhà.
Thế rồi Tống Giang theo Võ Tòng vào trong, vừa đi vừa hỏi thăm rất ân cần:
- Thế vị anh hùng đây là osin của Sài đại nhân hả?
- Không ạ, là vì tại hạ trót lỡ tay đánh người nên phải trốn lên đây lánh nạn, thế còn Tống Công Minh thì sao? Chắc bị người ta đánh nên phải trốn lên đây hả?
- Không, anh bị vỡ nợ nên tính lánh tạm ở đây vài ngày. Hóa ra anh em mình cùng cảnh ngộ. Thật là có duyên.
Đến chiều tối thì Sài đại nhân về. Bạn bè lâu ngày không gặp nên cả hai bắt tay rối rít, hỏi han tíu tít. Bao nhiêu ngày Tống Giang ở đó là bấy nhiêu ngày Sài Tiến sai người làm cơm rượu đãi khách, hôm thì thịt chó, hôm thì lẩu gà, lẩu vịt, chán thì lại đổi món sang lòng lợn tiết canh.
Đúng là bọn Trung Quốc làm phim hay lý tưởng hóa nhân vật một cách thái quá, chứ sau một thời gian ở chung với Tống Giang, Võ Tòng thấy ông này cũng không quá hoàn hảo và lung linh như trên phim. Ví dụ như việc uống rượu, trong khi anh em đều trăm phần trăm thì Tống Công Minh toàn nhấp môi rồi để xuống, ép lắm thì uống được 50%. Anh em góp ý rằng đã ngồi xuống mâm thì phải chơi đẹp, không nên lươn lẹo thế thì lão lấy lí do là đang bị dạ dày với lại tiểu đường, phải kiêng rượu. Ờ thì thông cảm, nhưng đã thế thì phải biết ý, không uống rượu rồi thì ăn ít đồ nhắm đi, để dành đồ nhắm cho anh em người ta uống rượu xong còn có cái mà ăn. Đằng này, anh em uống cứ uống, lão cứ ngồi gắp thức ăn nhai nhồm nhoàm, đến lúc anh em uống xong rượu quay ra thì đĩa thịt gà còn có vài miếng. Bực éo chịu được. Nói bao lần mà lão ấy éo nghe, mấy lần suýt oánh nhau vì đĩa thịt gà.
Hôm ấy, nhận được tin người yêu ở quê lấy chồng, Võ Tòng lập tức xin phép Sài Tiến và Tống Công Minh để về quê dự đám cưới người yêu. Thấy Tòng có vẻ gấp gáp thì Sài Tiến liền cho người gói gắm quần áo và đưa cho Tòng hai mươi đồng bạc đi đường, rồi dặn dò, nhắc nhở Võ Tòng đủ điều, bởi ông biết tính khí Võ Tòng nóng nảy, đi đường xa rất dễ gây rắc rối. Võ Tòng vâng lời rồi từ biệt lên đường.
Thực ra, về quê Võ Tòng chỉ cần 3 ngày đi bộ là tới, không cần phải gấp gáp thế. Nhưng Võ Tòng muốn về sớm hơn trước ngày đón dâu để còn tranh thủ rủ người yêu cũ đi làm phát cuối chia tay trước khi nàng về nhà chồng. Vì nếu đã đón dâu rồi, thằng chồng nó quản lý chặt, muốn rủ đi cũng khó lắm.
Đi liên tục từ sáng đến chiều, Tòng cũng hơi thấm mệt. Ánh nắng chiều nhàn nhạt đã yếu dần đi nhường chỗ cho màn đêm đang chầm chậm xâm lấn, nhưng nó vẫn đủ để cho Võ Tòng đọc được 3 chữ “Núi Cửng Dương” viết trên tấm biển gỗ treo bên đường. Võ Tòng nghĩ thầm:
- Chắc kiếm chỗ nào ăn uống, nghỉ ngơi xong rồi sẽ qua núi vậy. Đằng nào trời cũng tối rồi.
Võ Tòng ghé vào một quán nhỏ nhưng khá đông khách và sạch sẽ ở ven đường, ngay dưới chân núi. Thấy có khách vào, chủ quán đã đon đả chào mời:
- Dạ, mời quan khách nghỉ chân dùng bữa. Quan khách gọi món gì ạ?
- Cho suất bún đậu đi, nhiều bún, ít đậu nhé.
- Dạ, quan khách có dùng mắm tôm không ạ?
- Đậu má, hỏi ngu vkl. “Bún đậu không có mắm tôm, như vào nhà nghỉ chỉ ôm xong về”. Ông đưa gái vào nhà nghỉ ông có chịu chỉ nằm ôm nhau xong rồi về không?
- Dạ, quan khách bớt giận. Tại đang có dịch tiêu chảy, ít người dùng mắm tôm mà hầu hết chuyển sang chấm bằng nước mắm nên tiểu nhân mới phải hỏi vậy. Vâng ạ, có mắm tôm ngay cho quan khách đây.
Mới ăn được hai ba miếng, Võ Tòng đã thấy thằng chủ quán đeo khẩu trang lom khom đứng bên cạnh mình:
- Dạ thưa quan khách…
- Có chuyện gì thế?
- Nếu không phiền, quan khách có thể lại góc kia ngồi ăn được không ạ? Cái chỗ cạnh cây đu đủ ấy, một mình quan khách ngồi đó, tha hồ rộng rãi.
- Ta ngồi đây thì sao?
- Quan khách thông cảm, từ lúc ngài vào, khách khứa đứng dậy bỏ đi hết, khách mới cũng không dám vào nữa, tại cái mùi thối chân của ngài khủng khiếp quá. Mong quan khách tạo điều kiện giúp đỡ chứ không thế này thì chết quán bọn em ạ.
- Ngươi muốn ta ngồi góc chỗ cây đu đủ kia à?
- Dạ vâng ạ.
- Đậu má, chỗ đó là chuồng lợn mà.
- Chuồng lợn thì đã sao? Dù gì thì phân lợn vẫn còn thơm ngon chán so với cái mùi thối chân của quan khách. Nếu quan khách chịu chuyển ra ngồi chỗ đó, quán sẽ tặng quan khách thêm một suất nữa miễn phí.
- Thật chứ? Vậy chuyển luôn chỗ cho ta đi.
Ăn xong 2 suất bún đậu, nhưng theo lời chủ quán dặn, Võ Tòng vẫn phải ngồi cạnh chuồng lợn vì quán vẫn còn khá đông khách. Về sau, khi khách đã vãn dần, lão chủ quán mới chạy lại chỗ Võ Tòng tính tiền rồi hỏi han:
- Quan khách ăn có ngon miệng không ạ?
- Cái suất miễn phí thì ngon, còn cái suất mất tiền thì hơi chát. Mà cho hỏi, núi trước mặt là núi Cửng Dương hả? Sao nó lại có cái tên nghe căng thẳng thế?
- Dạ, thực ra tên cũ của nó là núi Cảnh Dương, nhưng vì buổi chiều, các thiếu nữ tuổi từ 16 đến 20 thường rủ nhau ra con suối ở dưới chân núi tắm truồng, rồi đùa giỡn, rượt đuổi nhau chạy lông nhông trên bờ. Vào giờ đó, rất đông các hiệp khách đa tình chen chúc nhau đứng trên cầu ngó cổ xuống xem, mỗi người một độ tuổi, một vị trí khác nhau nhưng họ đều có chung một trạng thái căng thẳng cực đại, từ đó, núi được đổi tên thành núi Cửng Dương ạ.
- Tiếc thật! Biết thế sáng nay khởi hành sớm hơn một hai tiếng thì có phải là chiều nay đã kịp xem không.
- Mà quan khách có định thuê phòng trọ nghỉ qua đêm không, quán em có phòng đấy, chứ giờ trời tối rồi mà qua núi thì nguy hiểm lắm!
- Hừ, Võ Tòng ta đây phiêu bạt giang hồ từ nhỏ, vào sinh ra tử bao lần, đối mặt bao kẻ thù, bao hiểm nguy, ta còn biết sợ cái gì chứ?
- Nhưng có tin đồn là trên núi Cửng Dương này có con hổ rất dữ, ban đêm nó thường mai phục bên đường để vồ người đó.
- Đệt, thật vậy à? Thế thuê phòng thì bao nhiêu một đêm?
- Phòng điều hòa, nóng lạnh đầy đủ là 15 đồng, còn phòng bình dân là 10 đồng ạ.
Võ Tòng nghe vậy thì thấy không ổn. Giờ trong ví mình chỉ có gần 20 đồng mà còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Tiền phong bì đám cưới cũng phải 5 đồng, đi nhà nghỉ tàu nhanh cũng phải 3 đồng, mà trước khi vào nhà nghỉ cũng phải đưa nàng đi ăn uống đâu đó chữ chả lẽ chưa gì đã chui tọt luôn vào nhà nghỉ hay sao. Tóm lại là không đủ tiền thuê phòng ở lại đây được. Nhưng nếu giờ qua núi mà gặp hổ thì xác cmn định luôn là toi mạng. Thôi kệ, cứ qua núi đi, chắc éo gì đã có hổ thật, nhỡ đâu thằng chủ quán nó tung tin vớ vẩn để lừa mình thuê phòng của nó. Mà nếu có hổ thật thì chắc gì hôm nay con hổ nó đã đi rình người, nhỡ hôm nay nó nghỉ thì sao. Nghĩ vậy nên Võ Tòng cũng thấy an tâm hơn và vẫn quyết định qua núi. Hắn quay sang nói với chủ quán:
- Đậu má, phòng éo gì mà có 10 với 15 đồng thôi sao, phòng cho lợn ở à? Võ Tòng ta đây chưa bao giờ ở phòng nào dưới 30 đồng cả.
Rồi Võ Tòng bực tức xách ba-lô lên và đi.
Có 2 suất bún đậu có khác, ấm bụng hẳn. Võ Tòng lặng lẽ cất bước men theo con đường mòn nhỏ qua núi. Cũng may, hôm nay có trăng, dù là trăng non đầu tháng nhưng cũng đủ để Võ Tòng nhìn thấy con đường mờ mờ, ngoằn nghèo trước mặt, hai bên đường chi chít những bóng cây rậm rạp đen sì như những bóng ma với đủ mọi hình thù đang rình rập. Đi được gần nửa đường thì Tòng buồn tè quá, định vào gốc cây nào đó tè phát rồi đi tiếp nhưng lại nghĩ bụng:
- Đường vắng có mỗi mình, vừa đi vừa tè cũng được chứ có gì phải ngại. Giờ mà chui vào gốc cây nào tè, chẳng may có con rắn hổ mang nó tớp cho phát vào tờ rim thì thôi xong, khỏi về đám cưới nữa.
Thế là một tay khoác ba lô, một tay Tòng kéo khóa quần, lôi hàng ra vừa đi vừa đái rất sảng khoái. Đang lúi húi định nhét hàng vào thì Võ Tòng khựng lại khi thấy một bóng đen to lù lù chắn ngang giữa đường. Cái bóng đó to lắm, to phải ngang với con lợn sề mà lại ngồi chồm hỗm như con chó. Thôi chết mịa, đúng hổ thật rồi. Vừa nãy, Võ Tòng tưởng mình đã tè xong nên định cất hàng đi nhưng không phải thế, nhìn thấy con hổ, Võ Tòng lại tè được tiếp…
Không để cho Tòng kịp hoàn hồn, con hổ gầm lên một tiếng long trời lở đất, nó cong vót đuôi lên, giơ hai vuốt chân trước cào xuống đất mấy cái, rồi nhún mình nhằm hướng Võ Tòng lao tới. Tòng thì lúc này bủn rủn hết chân tay rồi, không kịp phản ứng gì, cứ đứng đờ người ra buông xuôi chấp nhận làm mồi cho hổ dữ. Chắc cũng vì run quá nên Võ Tòng không đứng vững nổi nữa, 2 chân khuỵu xuống. Thật may là lúc Võ Tòng quỵ xuống cũng là lúc con hổ chồm tới, thành ra nó vồ hụt và bị lỡ trớn lao về phía sau phải đến vài ba mét. Con mãnh thú lập tức đập hai chân trước xuống rồi ném mình quay ngoắt lại, tiếp tục chồm tới hòng nuốt chửng Võ Tòng.
Đúng lúc này thì Tòng bửng tỉnh. Bản năng của một người được luyện võ từ khi lên 4 tuổi đã không cho phép Tòng được buông xuôi. Hắn lập tức quăng cái ba lô sang một bên, hít một hơi thật sâu rồi chống tay lộn người về phía sau san-tô 3 vòng đẹp mắt để ra khỏi phạm vi tấn công của con hổ (giống hệt cách Nani của MU lộn ăn mừng bàn thắng). Con hổ thấy pha san-tô đẹp quá thì khựng lại, gườm gườm nhìn Võ Tòng, hai hàm răng nhe ra dữ tợn, nước dãi chảy ròng ròng.
Võ Tòng lúc này mắt đã long lên sòng sọc với những tia máu chạy chằng chịt đỏ ngầu vì giận dữ. Hắn lại hít thêm một hơi thật sâu nữa, lồng ngực căng ra, hai bàn tay nắm chặt lại cứng như sắt rồi nhanh như cắt quay đầu vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Con hổ vẫn ầm ầm lao theo đồng thời giơ móng vuốt vả liên tục về phía Võ Tòng. Chạy được khoảng chục mét thì Võ Tòng cảm giác con hổ sắp bắt kịp mình rồi, hắn không kịp suy nghĩ gì nữa, nhảy đại lên một cái cây khá to ven đường rồi ra sức trèo lên. Con hổ nhận thấy nguy cơ vụt mất con mồi ngon thì lập tức lấy đà lao vụt lên ngoạm vào chân Võ Tòng. Võ Tòng cũng rất nhanh co kịp chân lên khiến con hổ chỉ ngoạm được cái giầy và một nửa cái tất bên trong, vết răng của nó trượt trên bàn chân Võ Tòng, tạo ra những vệt dài và sâu đang rỉ máu tong tong.
Không dám cúi xuống nhìn con hổ, Võ Tòng vừa run vừa hì hục lấy hai chân quặp chặt thân cây kết hợp với hai tay ôm vào để đu lên cao. Ngay cả khi đã ngồi yên vị ở một nhánh cây tít trên ngọn rồi thì Võ Tòng vẫn cứ run cầm cập. Hắn vẫn nghe thấy tiếng con hổ gầm rú phía dưới một lúc khá lâu, sau đó thấy im dần, im dần. Chắc con hổ đã bỏ cuộc và đi kiếm mồi khác cũng nên. Nhưng Võ Tòng vẫn sợ không dám trèo xuống, thôi thì cứ ngồi ôm cây thẫn thờ chờ trời sáng vậy, hi vọng sáng mai có nhiều người đi chợ qua đây thì sẽ nhảy xuống xin đi cùng.
Trời đã sáng, nhưng Tòng vẫn chưa dám xuống vì vẫn chưa có ai đi qua. Kia rồi, có một tốp thợ săn đang tiến lại, ai nấy đều đầy đủ giáo mác cung tên bên mình. Chợt một trong số họ kêu lên:
- Con hổ, con hổ chết rồi, ai đó đã giết được hổ rồi. Mừng quá, vậy là dân làng ta thoát được kiếp nạn lớn rồi.
Thế là mấy người đó lao tới chỗ xác con hổ đang nằm, lật qua lật lại, quả thật, con hổ đã chết từ đêm qua, mồm nó hộc máu tươi và chết một cách tức tưởi, miệng vẫn ngậm cái giầy và nửa cái tất của Võ Tòng. Lúc này Võ Tòng mới dám nhìn xuống, và hắn đã biết nguyên nhân vì sao con hổ chết. Cái mùi thối chân của Võ Tòng bình thường đã đáng sợ, đằng này Võ Tòng lại đi bộ hơn một
Đến trang: