-->
2Hi.Biz
Hỗ trợ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Truyện teen
Truyện teen: Những Cô Em Gái

Truyện teen: Những Cô Em Gái



- Chuyên mục: Truyện teen
- Lượt xem:
bạn bè hơn, đã bớt quạnh hiu hơn nhưng chiếc chồi non mơ mộng trong hồn tôi đã héo. Nàng Stéphanette đã có ý trung nhân mà chàng chăn cừu ngô nghê đâu có biết.


Tôi là Rimbaud nửa mùa, chỉ biết làm thơ ca tụng tình mình:


Hạt mưa nằm ngủ trong mây


Lửa kia chen chúc ngủ đầy hộp diêm


Mặt trời ngủ gật mỗi đêm


Chân anh ngủ trước nhà em mỗi ngày.


Tôi làm thơ cho chủ nhân của trái tim tôi mà không hề biết trái tim của nàng đã có người dựng lều hạ trại từ lâu. Chân tôi ngủ trước nhà nàng mỗi ngày nhưng không biết có một bóng hình lẻn vào nhà nàng theo ngả khác.


Lòng quặn thắt, tôi đi đến rạc cẳng, dật dờ, vô định. Vừa đi tôi vừa tưởng tượng cảnh nhỏ Quyên mặc áo cưới trắng tinh leo lên xe hoa ngồi cười toe toét bên anh chồng răng vẩu, mắt toét, mặt dài như mặt ngựa, lại rỗ hoa chằng chịt. Và chắc chắn anh chàng xấu xí này còn mắc thêm tật cà lăm của thằng Hồng Hà. Đáng đời nhỏ Quyên, đáng đời nó!


Cho đến tận khuya, tôi mới thất thểu xuôi về sông Hàn. Tôi lần mò vào nhà, sè sẹ mở cửa phòng, nơm nớp sợ bác Đán thức giấc.


Những tứ thơ trào ra theo nỗi buồn chất ngất, nhưng tôi không dám bật đèn ngồi chép. Tôi leo lên ghế bố, nằm buồn tình nhẩm tới nhẩm lui:


Người con gái ấy lấy chồng


Người con trai ấy tần ngần trông theo


Phố phường bữa ấy vắng teo


Trên cành cây ấy lá gieo một mình…



Chương 8:



Hồng Hà là con quỷ. Những tâm sự của tôi không thể nào qua được mắt nó. Bữa trước tôi vui, nó tò tò theo hỏi. Bữa nay tôi buồn, nó theo hỏi tò tò:


- Chuyện… chuyện gì thế hở mày?


Thấy tôi làm thinh, nó nheo mắt:


- Nàng… nàng Stéphanette cho mày de rồi hở?


- Ừ.


Hồng Hà hỏi trêu, không ngờ tôi lại gật đầu thật. Nên nó tròn mắt:


- Mày… mày không xạo đấy chứ?


Tôi buồn bã:


- Nàng sắp lấy chồng rồi.


- Sao… mày biết?


- Tao đoán.


- Chuyện… chuyện quan trọng như vậy đâu thể đoán mò được.


Tôi mím môi:


- Nhưng mà tao đoán được.


Rồi tôi kể cho nó nghe những gì Minh Hoa nói với tôi. Tôi còn đọc thơ minh họa: “Người con gái ấy lấy chồng…”.


Nghe xong, Hồng Hà cười hô hố:


- Mày… mày quá bi quan.


- Bi quan?


- Ừ! – Hồng Hà gật gù – Biết… biết đâu con nhỏ Minh Hoa kia yêu mày. Nó… nó phao tin bậy bạ để mày bỏ nhỏ Quyên và chuyển hướng tình cảm sang nó đó thôi.


Tôi đực mặt nghe Hồng Hà giải thích, lòng nửa tin nửa ngờ. Tôi không nghĩ Minh Hoa có cảm tình đặc biệt với tôi. Nếu có, tôi biết ngay. Xưa nay Minh Hoa chẳng để lộ một dấu hiệu gì đáng nghi cả. Nhưng giả như nó yêu tôi thật, tôi cũng không dám đáp lại. Thằng Bá đã đe tôi rồi: “Chớ dại dột tiến xa hơn”. Nhớ biệt danh “Sát thủ hoa hồng” Bá ký dưới bức thư, tôi muốn rợn tóc gáy.


Tuy vậy, những điều Hồng Hà nói không phải hoàn toàn vô lý. Tôi không rõ Minh Hoa căn cứ vào đâu để bảo nhỏ Quyên có bạn trai. Tôi không tin Minh Hoa cố tâm gạt tôi nhưng tôi ngờ rằng nó trông gà hóa cuốc rồi suy diễn lung tung.


Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với Hồng Hà giúp tôi lấy lại tinh thần. Tôi đã thôi ủ rũ. Chiếc chồi non mơ mộng trong hồn tôi đã xanh tươi trở lại. Tôi thấy cuộc đời toàn một màu hồng. Tôi muốn ôm choàng cả thế giới trong tay. Tôi tưởng tôi là Xuân Diệu:


Ta muốn ôm


Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn


Ta muốn riết mây đưa và gió lượn


Ta muốn say cánh bướm với tình yêu


Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều


Và non nước và cây và cỏ rạng…


Lòng vui vẻ, tôi vỗ vai Đông Anh:


- Chiều nay tao đến thăm em gái mày nhé.


Tôi tưởng Đông Anh sẽ hào hứng trước đề nghị của nhà thơ lớn. Nào ngờ nó nhún vai:


- Chiều nay nhỏ Đinh Lăng không có nhà. Nó đi dự sinh nhật bạn.


Tôi nhìn Bội:


- Thế thì chiều nay tao đến nhà mày vậy. Tao muốn tâm sự với hoa khôi trường Sao Mai.


- Chiều nay em tao cũng đi vắng! – Bội tặc lưỡi.


Đông Anh và Bội làm tôi đâm sượng. Tôi quay sang thằng Diên, cẩn thận hỏi trước:


- Nhỏ Linh San chiều nay có nhà không hở mày?


Thằng Diên khẽ liếc Đông Anh và Bội, liếm môi đáp:


- Em tao hở? Em tao thì có nhà nhưng chiều nó phải phụ với mẹ tao giặt mùng mền suốt đến tối.


Sự từ chối của tụi bạn khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Hôm trước, lúc tôi chưa làm thơ cho em gái tụi nó, đứa nào cũng vồ vập mời tôi về nhà chơi, thậm chí còn kiên nhẫn “xếp hàng” đợi tới lượt mình. Sao hôm nay tôi đòi ghé chơi, chẳng đứa nào nhiệt tình hưởng ứng?


Tôi không cắt nghĩa được thái độ kỳ lạ đó, nhưng sự lạnh nhạt của tụi nó làm tôi đâm chán. Tôi ngó sang chỗ thằng Minh Khôi nhưng không đủ can đảm gạ nó dẫn về nhà. Tôi ngờ rằng nếu tôi đề nghị, thằng Minh Khôi cũng nghĩ ra một lý do nào đó để lắc đầu như mấy đứa kia.


Tôi hỏi nhỏ Hồng Hà:


- Sao tụi nó không muốn tao đến nhà hở mày?


Hồng Hà nhún vai:


- Tụi Pascal là vậy. Chả chơi với ai được lâu.


Tôi đã chán, nghe giọng điệu của Hồng Hà tôi lại càng chán hơn. Thằng “cục bộ” này chỉ chờ dịp là kết án tụi trường Tây vô tội vạ.


Nhưng dẫu sao tôi cũng không buồn cho lắm. Nàng Đinh Lăng, nàng Linh San “con gái Nhạc Bất Quần” đâu phải là nhỏ Quyên. Gặp mặt hay không gặp tụi nó đối với tôi chẳng có gì quan trọng. Tôi là chàng chăn cừu, biết chuyện nàng Stéphanette có bạn trai chỉ là tin vịt, lòng đã hân hoan lắm rồi.



*****



Bác Đán thấy tôi thoắt vui thoắt buồn, lấy làm lo lắm.


Nhưng rồi thấy khuyên mãi mà tôi vẫn chứng nào tật nấy, hôm nào cũng chuồn ra khỏi nhà đi chơi đến tối mù tối mịt, bác ngán ngẩm không buồn nhắc nhở nữa.


Bác xoay qua nhắc nhở chuyện khác:


- Con giặt đồ đi chứ con. Sao quần áo cứ ngâm hoài trong thau vậy?


- Dạ.


- Dạ là chừng nào con mới chịu giặt?


- Tối nay bác ạ.


- Sao con không giặt buổi chiều?


- Dạ, chiều nay con phải đi học thêm.


Bác Đán có lẽ rất nghi ngờ cái khoản đi học thêm của tôi nhưng bác không hỏi, chỉ nói:


- Con nhớ nhé.


Tôi đáp “nhớ” và tối đó mải cắm cúi làm thơ, tôi quên bẵng mất thau đồ.


Hôm sau, bác Đán nhắc lần thứ hai:


- Hôm qua con đã quên giặt đồ, hôm nay con phải nhớ nghe con.


Tôi đỏ mặt, khẳng khái:


- Bác đừng lo! Nhất định hôm nay con sẽ nhớ.


Tôi hứa một cách hùng hổ và nuốt lời hứa cũng hùng hổ không kém.


Chiều đó trời chuyển gió, mây đen vần vũ. Và đến tối thì mưa trút xuống như thác. Mưa mù trời mù đất, kéo dài đến tận sáng hôm sau.


Gần nửa đêm, Rimbaud đội mưa từ nhà người yêu trở về, người ướt đẫm. Chiếc áo mưa mỏng manh của nàng khoác lên vai chàng chả che chắn được gì.


Run cầm cập, Rimbaud thay đồ xong liền vội vã ngồi vào bàn, trút rét mướt vào thơ:


Anh đi về hướng mưa rơi


Bữa ấy lênh đênh kín một trời


Một dòng sông trắng từ xa lại


Hay là vạt áo của em phơi?


Viết xong bài thơ bốn câu, Rimbaud ngồi khoái trá rung đùi, phần để đỡ lạnh, phần vì thích thú với câu thơ “vạt áo của em phơi” đầy hình ảnh.


Đang say sưa thưởng thức tài thơ của mình, Rimbaud bỗng tái mét mặt. Chính câu thơ thiên tài đó đã khiến chàng nhớ tới thau đồ dơ đang chờ đợi chàng chiếu cố mấy ngày nay. Quần chàng chưa giặt, vạt áo chàng chưa phơi, vậy mà sáng nay chàng đã hứa với bác Đán chắc như đinh đóng cột.


Rimbaud lập tức ném bút, phóc ra khỏi bàn, lao như bay ra sau hè.


Dưới vòi nước máy, chiếc thau vẫn còn đó nhưng quần áo của chàng đã biến mất.


Ngạc nhiên, chàng đảo mắt trông ngang ngó ngửa một hồi và nhanh : Dng phát hiện quần áo chàng đã có ai giặt giùm và đang phơi phóng dưới mái hiên. Cô Tấm đã đến nhà ta chăng? Chàng sửng sốt tự hỏi. Rồi chàng tự trả lời một cách buồn rầu: Không, cô Tấm chỉ cư trú trong truyện cổ, còn ở nhà ta chỉ có bác ta thôi!


Sáng hôm sau, chàng Rimbaud thảm hại là tôi không dám ngồi lên khỏi ghế bố, thậm chí không dám kéo mền ra khỏi đầu, mặc dù giờ vào học đã gần kề. Tôi sợ chạm mặt bác Đán. Tôi sợ bác sẽ hỏi tôi bằng giọng phiền muộn “Con có biết câu “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” không hở con?”.


Tôi định bụng chỉ tung mền ngồi dậy khi bác Đán đã ra ngoài. Tôi sẵn sàng bỏ học một hoặc hai tiết đầu để chờ bác đi khỏi.


Nhưng rốt cuộc toan tính của tôi chẳng thực hiện được.


Bác Đán lay chân tôi:


- Dậy đi con!


Tôi làm thinh, vờ ngủ say như chết.


Bác Đán đập đập lên chiếc mền:


- Coi chừng trễ học con ơi!


Lần này, tôi vừa trở mình vừa ú ớ, ra vẻ ta đây đang mê ngủ khủng khiếp, chỉ có người nào vô lương tâm lắm lắm mới nỡ phá giấc ngủ của ta trong lúc này thôi.


Nhưng khổ nỗi, bác Đán tôi lại nghĩ khác. Bác cho rằng người vô lương tâm là người không chịu kêu cháu mình dậy đi học đúng giờ. Nên lần thứ ba bác vừa đập vừa lay vừa gọi lớn:


- Khoa, ngồi lên đi con!


Tôi đành ngồi lên, vờ đưa tay dụi mắt.


Dụi tới dụi lui một hồi, không nghe bác Đán nhắc gì đến chuyện thau đồ, tôi từ từ mở mắt ra và bình tĩnh leo xuống đất.


Bữa đó, cho đến khi tôi ôm tập bước ra khỏi nhà, bác Đán vẫn không hé môi nửa lời về chuyện bác đã giặt giùm đứa cháu lười biếng của bác.


Bác Đán tôi quả là người hiền lương. Bác “thi ân bất cầu báo”. Trong bữa cơm trưa rồi trong bữa cơm chiều, bác vẫn làm như không nhớ gì đến chuyện đó.


Bác không nhớ nhưng tôi nhớ. Thoạt đầu, thấy bác không nói gì, tôi nhẹ cả người. Nhưng tôi chỉ nhẹ được có một ngày. Thời gian càng trôi qua, tôi càng cảm thấy áy náy. Bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng thà bác quở trách, mắng mỏ, tôi còn thấy dễ chịu hơn. Bác cứ làm lơ như thế này, tôi bứt rứt quá đỗi.


Đến tối thì tôi hết nhịn nổi. Tôi rón rén lại gần chỗ bác ngồi:


- Bác ơi…


Bác Đán buông tờ báo xuống, quay nhìn tôi:


- Gì hở con?


Tôi lúng búng trong miệng:


- Thau đồ…


Bác Đán gật đầu, điềm nhiên:


- Bác đã giặt giùm con rồi.


- Con cảm ơn bác! – Tôi nói, cố tìm những lời nịnh nọt cảm động nhất – Chắc bác biết con dạo này bận học thêm nên đã…


- Không phải đâu con! – Bác Đán giọng nhẹ nhàng – Con người ta dù bận rộn đến mấy vẫn tìm ra thì giờ để giặt quần áo. Bởi một lẽ đơn giản là chẳng ai có thể trần truồng đi ra đường. Bác giặt thau đồ đó giùm con không phải là đỡ đần cho con đâu. Chỉ tại con ngâm lâu ngày, quần áo bốc mùi nặng quá, bác không chịu nổi nên đành giặt giùm con đó thôi.


Bác Đán làm tôi thẹn đến đỏ mặt tía tai. Thì ra bác tôi không được hiền lương cho lắm. Bác “mưu sâu kế hiểm” khôn lường. Bác không thèm nói, đợi cho đứa cháu khù khờ mở miệng để ra tay dạy một bài học nhớ đời.


Tôi đứng chết trân có đến hai ba phút, cuối cùng thấy trong ba mươi sáu cách không có cách nào hay hơn là cách lí nhí:


- Con xin lỗi bác. Lần sau con sẽ…


Bác Đán cắt ngang:


- Bác đã nghe con hứa nhiều lần rồi. Con không cần nói nữa, bác chỉ chờ con làm.


Bữa đó bác Đán làm tôi xấu hổ quá. Nhưng tự trong thâm tâm tôi biết bác Đán không ghét bỏ gì tôi. Bác thương tôi như con. Bác nghiêm khắc với tôi chỉ vì muốn tôi nên người. Bác không muốn tôi giống chàng trai trong thơ Xuân Diệu “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi, chả biết gì”, kể cả chuyện giặt quần áo cỏn con kia.


Tôi không muốn phụ lòng tin cậy của bác Đán tôi. Tôi cố chứng tỏ cho bác thấy tôi không phải là đứa lười chảy thây bằng cách ngày hôm sau è cổ ngồi giặt ngay thau đồ mới nhất.


Thau đồ tiếp theo tôi cũng “thanh toán” nhanh gọn.


Bác Đán rất hài lòng, nhưng không muốn khen tôi. Khen tôi, bác sợ tôi ngượng. Bác chỉ gật gù, bâng quơ:


- Quả là nam nhi chi chí!


Bác Đán tôi tuổi trung niên nhưng không để râu. Lúc nói câu đó, chắc bác tiếc hùi hụi về điều đó. Nếu có râu dài, tôi tin bác đã vuốt lấy vuốt để có đến mười phút là ít.


Nhưng bác Đán chỉ nói câu “nam nhi chi chí” được mỗi một lần. Những ngày sau bác không có cơ hội để thốt lên hào hứng như vậy nữa.


Thau đồ thứ ba, tôi vẫn giặt, nhưng đã uể oải lắm. Cho đến mãi mãi sau này, công việc tôi sợ nhất trên đời vẫn là giặt đồ. Tôi có thể đi chợ, làm bếp, nấu ăn, sẵn lòng gánh nước, chẻ củi, thậm chí đóng bàn đóng ghế, nhưng giặt quần áo đối với tôi bao giờ cũng là công việc đáng chán nhất thế giới. Vì vậy tôi tin rằng không phải điện thoại, vô tuyến truyền hình hay máy điện toán, mà chính máy giặt mới là phát minh quan trọng nhất của loài người.


Nhưng hồi tôi sống với bác Đán, chưa gia đình nào có máy giặt. Vì vậy mà sau khi giặt xong thau đồ thứ ba, tôi nhanh : Dng trở lại là thằng Khoa lười biếng trước đây.


Tôi lại ném quần áo dơ vào thau, vặn nước máy, pha bột giặt quậy đến ngầu bọt rồi để đó ngày này qua ngày khác.


Bác Đán im lặng theo dõi tôi đến ngày thứ ba, thấy tôi vẫn chẳng có ý định ngó đến thau quần áo, đành phiền muộn thốt câu quen thuộc:


- Chừng nào con mới chịu giặt đồ hở con?


Và tôi trả lời bằng một câu cũng quen thuộc không kém:


- Tối nay bác ạ.


Tất nhiên tối đó tôi ngủ thẳng cẳng, chẳng ngó ngàng gì đến thau đồ.


Trong giấc ngủ, tôi mơ thấy thau đồ của tôi bốc mùi thối khẳm, ruồi muỗi trong nhà chịu không nổi, chết rơi lộp độp. Tôi thấy bác Đán tôi mặt mày nhăn nhó. Bác ngồi dưới vòi nước máy, một tay bịt mũi, một tay vò quần áo giùm tôi.


Đó là giấc mơ. Đã là giấc mơ


Đến trang:
Bài mới cùng chuyên mục

Chờ Em Lớn Nhé Được Không

Người Yêu Ngốc Nghếch Của Tổng Giám Đốc

Nhóc Con Dễ Thương, Em Là Của Tôi

Đồ Heo, Thích Cãi Anh Lắm Hả

Truyện Cao Thủ Học Đường - Hai Lớp Học Đối Đầu Full

1234...101112»
Bài ngẫu nhiên

Manga Jokamachi no Dandelion 4 Panel sẽ được chuyển thể thành anime

Tổng hợp những hình ảnh nóng nhất về Andrea

Truyện cười bựa: Hịch Phây-búc

Tổng hợp những hình ảnh nóng nhất về Andrea

Girl xinh - da trắng - dáng trơn - mặt xinh ứ chịu nổi

Tổng hợp những hình ảnh nóng nhất về Andrea

Girl xinh - da trắng - dáng trơn - mặt xinh ứ chịu nổi

TAG:

The Soda Pop