Old school Swatch Watches
-->
2Hi.Biz
Hỗ trợ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Truyện cười bựa
Có phải tôi đã quá dại dột

Có phải tôi đã quá dại dột



- Chuyên mục: Truyện cười bựa
- Lượt xem:
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo, vùng quê mà cái lam lũ, vất vả đã ăn vào máu và tính chắt chiu cần kiệm đã ngấm vào tim. Ở cái vùng đất ấy, cái nghèo, cái đói, cái mưu sinh luôn ám ảnh không chỉ người lớn mà cả những trẻ con, không chỉ khi thức mà cả trong những giấc ngủ chập chờn. Cái học, cái chữ ở đây không quan trọng, thậm chí còn bị khinh lánh, bởi vì đi học thì lấy ai đi làm đồi, làm nương, lấy đâu lao động để lo cái ăn?

Ấy vậy mà từ cái làng quê ấy, tôi vẫn đỗ đại học đàng hoàng, với số điểm cao ngất ngưởng vào một trường đại học top đầu trên Hà Nội. Ngày tôi lên đường nhập học, bao ánh mắt lạ lẫm dồn về phía tôi, ngạc nhiên có, thán phục có, và dè bỉu, tất nhiên là có, thậm chí có rất nhiều.

Ba mẹ tôi thì chỉ biết ngậm ngùi dặn con: “Mày đã muốn học thì lên đó phải cố gắng, chúng tao không có tiền cho mày đâu, chỉ có gạo và khoai thôi, nếu thấy khổ quá không theo được thì lại về làm ruộng, làm nương với bọn tao”.

Về lại làm ruộng ư? Không đời nào, bởi tôi biết, tương lai của tôi sẽ chẳng khác gì ba mẹ tôi khi tôi bỏ cuộc và quay về vùng quê ấy.

Vậy nên, ngay khi đặt chân đến Hà Nội, khi mà các bạn khác còn đang háo hức khám phá những danh lam thắng cảnh của thủ đô, đang tận hưởng những ngày tháng đầu tiên đẹp đẽ của thời sinh viên, đang nhâm nhi bánh tôm Tây Hồ, cốm làng Vòng, đang ngắm Hà Nội mùa thu thì riêng tôi lại cặm cụi đi xin việc làm thêm, bởi tôi biết, nếu không tìm được việc làm ngay, tôi sẽ chết.

Và khi mà các bạn trong lớp hào hứng khoe những món quà mà họ được bố mẹ thưởng cho khi đỗ đại học, nào xe, nào điện thoại, nào laptop, thì tôi im lặng. Tôi không im lặng thì tôi còn biết nói gì? Chẳng lẽ lại khoe là tôi được thưởng một bao khoai và hai mươi cân gạo?

Tôi vẫn kiên trì lang thang khắp các con phố ồn ào, và sà vào bất kì cửa hàng nào có treo biển tuyển người làm.

Và ơn trời, cuối cùng tôi cũng đã được nhận vào làm phục vụ tại một nhà hàng khá sang trọng. Chắc cũng nhờ cái vẻ ngoài cao ráo, sáng sủa và tính cần mẫn chịu khó rất dễ nhận thấy ở tôi. Ở đó, tôi được nuôi ăn một bữa trong ngày, được làm ca ngoài giờ học, thỉnh thoảng gặp khách dễ tính còn bo cho tiền thừa lúc thanh toán.

Tôi thấy mình may mắn, và luôn cố gắng đến sớm nhất, về muộn nhất có thể. Bởi nếu tôi không cố gắng, tôi sẽ bị đuổi việc bất kì lúc nào, tìm được một chỗ làm phù hợp với tôi như thế đâu có dễ.

Tối nay cũng giống như mọi ngày, khi các nhân viên cùng ca khác đã về hết thì tôi vẫn nán lại lau chùi, thu dọn đồ đạc. Chị quản lý thấy thế lại nhắc:

- Cũng muộn rồi, về đi em, mai còn phải đi học sớm nữa.

- Dạ vâng ạ.

Tôi chào chị rồi rảo bước ra về trên con đường mềm mại. Hà Nội thật đẹp, về đêm lại càng đẹp. Cũng đã khuya nên người xe đi lại dần thưa vắng. Từ chỗ tôi làm về kí túc xá không xa lắm nên tôi vẫn đi bộ. Tôi thích nhất những lúc như thế này, đường phố vắng vẻ, yên tĩnh với những ngọn đèn vàng dịu dàng, những rặng liễu hiền lành lặng lẽ bên đường, cảm giác mọi thứ như chậm lại, như thật lòng hơn với chính mình.

Đang thả hồn mơ màng vào cảnh đêm, bất chợt tôi nghe tiếng xe máy rú ga ầm ĩ phía sau, rồi ánh đèn pha chói lóa, rồi tiếng hét hoảng sợ của một cô gái, ngay tiếp đó là tiếng xe trượt dài trên đường. Tôi quay lại thì chỉ kịp thấy hai người đàn ông phóng xe vụt lên cùng với những tiếng cười khả ố, thỏa mã, xa hơn chút nữa là một cô gái cùng chiếc xe máy đã nằm xoài trên đường.

Tôi ngay lập tức chạy lại đỡ cô gái dậy và dựng lại chiếc xe. Một vết xước dài trên cánh tay và máu đang râm rỉ chảy ra. Nét mặt cô gái vừa nhăn lại như rất đau, vừa nhợt nhạt vì hoảng sợ.

- Không sao đâu em, cứ bình tĩnh, không sao đâu – Vừa nói tôi vừa lấy áo thấm máu và lau những vệt cát bẩn trên vết thương của cô gái.

- Nhà em ở đâu? Sao đi một mình về khuya thế này? Mà hai người đàn ông đó là ai?

- Em cũng không biết, bọn nó cứ đi sau trêu ghẹo em từ đầu đường, em đi nhanh nó cũng đi nhanh, đi chậm nó cũng đi chậm. Chúng nó vừa trêu ghẹo vừa đưa tay sang cố tình đụng vào người em. Em sợ quá vặn ga hết cỡ để chạy thì chúng nó cũng vọt lên và ép xe em làm em ngã, em đau tay quá anh ơi…

Em kể lể cho tôi nghe mà nước mắt giàn giụa chảy không ngừng xuống má, xuống môi em, có lẽ vì em đang đau, đang sợ, và cả ấm ức nữa. Giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ em, sự hoảng sợ và những dòng nước mắt không đủ sức làm che mờ vẻ đẹp của em. Đôi mắt thanh tú, long lanh, làn da trắng mịn hoàn hảo, đôi môi chúm chím, thánh thiện, và đặc biệt, ở em toát lên một nét cao sang, quyền quý, giống như một tiểu thư đài các, trái ngược hoàn toàn với tôi, một kẻ nghèo khổ, lam lũ từ lúc chào đời.

- Cũng muộn rồi, nhà em ở gần đây không? Anh đưa em về.

- Dạ, cũng một đoạn xa xa nữa. Vậy phiền anh đưa em về với, giờ em đau tay chắc không đi xe được.

Vậy là tôi vội vàng dựng xe cho em, nhẹ nhà dìu em lên xe. Chân em cũng bị đau nên đi không vững, phải tựa sát người vào tôi và vòng tay bám chặt lấy vai tôi. Tôi nhận thấy nét ngượng ngùng, thẹn thùng của em khi hai cơ thể chúng tôi chạm nhau, nhưng đang đau mà, đó là cái cớ rất hợp lý để em bớt bối rối hơn.

Em đã ngồi ổn định trên xe, tựa vai vào lưng tôi, thế nhưng tôi vẫn chưa nổ máy.

- Sao thế anh? Đi đi chứ!

- Xe hỏng rồi em à

- Trời, lại còn đen đủi thế nữa sao? Hỏng thế nào hả anh?

- Đây, anh đề mãi có nổ đâu.

- Hihi.

Em che miệng cười tủm tỉm rồi bảo tôi:

- Anh bóp phanh đi rồi hãy đề, anh chưa quen xe thôi.

Trời ạ, xấu hổ quá, ước gì có cãi lỗ để tôi chui xuống. Mà cũng đúng thôi, đã đi xe ga bao giờ đâu mà biết, trước giờ toàn đi xe đạp, thỉnh thoảng có việc lên thị trấn thì mới mượn tạm chiếc SimSon của ông bác. Hi vọng là con xe này dễ đi hơn SimSon.

- Em đừng cười anh nha, đây là lần đầu tiên anh đi xe này.

- Hi, dạ, ai cũng vậy mà anh, đi một lần là quen thôi.

Tôi cho xe chạy khá nhanh, vì cũng đã khá khuya rồi, sợ em về muộn bố mẹ sẽ mong. Gió đêm mang theo sương khuya thổi ngược khiến tôi hơi hơi lạnh. Cái lạnh phả vào mặt, đi xuống cổ, rồi lan ra khắp thân thể nhưng sao phía sau lưng tôi thì vẫn ấm? À, thì ra em đã gục vào vai tôi từ lúc nào…

“Reengggg!!!”

Nghe tiếng chuông bấm, bà giúp việc từ trong nhà lao ra, cuống quýt mở cổng.

- Ông bà ơi, cô chủ về rồi!!!!

- Trời ơi, con ơi! Sao thế này? Sao về muộn thế? Bố mẹ gọi mãi cho con mà không liên lạc được. Đi đứng kiểu gì mà lại ra nông nỗi này?

- Dạ, điện thoại con văng ra và tắt nguồn luôn ạ. Con cũng không bị nặng lắm nên không muốn gọi về sợ bố mẹ lo lắng.

Thế rồi mọi người vội vàng đưa em vào nhà, rửa vết thương, lau bông băng, còn tôi thì dắt xe vào sân cho em.

Trời ơi, sao nhà gì mà to và đẹp thế? Nó phải rộng bằng cái sân bóng ở quê tôi, rất nhiều cây cảnh, vườn hoa, có cả gara ô-tô, mọi thứ từ trong ra ngoài đều đẹp lung linh, sang trọng, và đắt tiền. Tôi như bị choáng ngợp và không biết phải làm gì, không biết phải ngồi đâu thì may quá, mẹ em lên tiếng:

- Cháu ngồi xuống ghế đi, cảm ơn cháu nhé, hôm nay không có cháu thì không biết con Lan nhà bác sẽ thế nào nữa.

- Dạ, không có gì đâu bác. Ai ở trong hoàn cảnh cháu cũng sẽ làm thế thôi.

Lúc này, em và bố từ trong buồng đi ra. Em đã được băng rửa vết thương, và đã thay một bộ váy ngủ trắng tinh khôi, mềm mại, vẻ đẹp của em, tôi dám chắc là không một người đàn ông nào cưỡng lại nổi.

Bố nàng nhìn tôi và cười rất thân thiện:

- Bác thay mặt gia đình, chân thành cảm ơn con. Cũng may hôm nay Lan gặp người tốt chứ nếu gặp phải kẻ xấu thì không biết là điều gì sẽ xảy ra. Thế con tên gì? Bao nhiêu tuổi, ở đâu?

Tôi thành thật kể hết với bố mẹ em về tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh, và cả công việc mà tôi đang làm. Nghe xong, bố mẹ em và cả có vẻ càng thêm cảm mến và trân trọng tôi hơn.

- Hai bác rất quý và khâm phục những người đàn ông tốt và có chí như con. Ở trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà con vẫn làm được những điều như bây giờ, thực sự là đáng ngưỡng mộ.

Mẹ em thấy vậy tiếp lời:

- Nhà hai bác chỉ có mỗi con Lan là con một thôi, nên rất thích đông con, nếu con không chê, hai bác xin nhận con làm con nuôi.

- Dạ, con… con…

- Con không phải ngại, trước hết cứ là con nuôi, biết đâu, con với con Lan nhà bác lại hợp nhau, rồi quý mến nhau, thì con nuôi trở thành con rể, thế thì còn gì bằng…

Mẹ em vừa nói vừa cười khiến cho bố em và mọi người cũng cười theo. Tôi quay sang nhìn em thì thấy em đỏ bừng mặt e thẹn rồi đấm đấm vào lưng mẹ:

- Mẹ thật, cứ nói linh tinh! Con không chơi với mẹ nữa đâu…
Rồi em nũng nịu chạy vào phòng, không quên liếc tôi một cái đầy trìu mến và ẩn ý.

Bố em lại tiếp lời:

- Những gì hai bác vừa nói đều là rất thật lòng, hi vọng con sẽ đồng ý. Còn nữa, công ty của bác cũng đang cần người, nếu thích, con hãy về làm với bác, sẽ đỡ vất vả hơn công việc hiện tại, con thấy sao?

- Dạ, con… con cũng chưa biết ạ.

- Bác cũng nói thật, bác là người sống rất ân tình, ai có ơn với mình, bác sẽ không bao giờ quên, và khi chưa báo đáp được ơn nghĩa đó, bác cứ thấy bứt rứt trong lòng rất khó chịu, hi vọng con hiểu thiện ý của bác.

- Dạ, con hiểu ạ, nhưng con xin hai bác cho con được suy nghĩ thêm ạ.

- Thôi được, chuyện đó sẽ tính sau, trước mắt, hai bác muốn tặng con món quà thay cho lời cảm ơn, có phải con vẫn đi bộ đi làm? Bác sẽ tặng con một chiếc xe máy để con đi lại, chứ đi làm và đi học mà cứ đi bộ thế thì cũng vất vả lắm, đi gần thì không sao chứ đi xa thì không được. Con đừng nghĩ gì cả, chỉ là tấm lòng của hai bác thôi. Được chứ con?

- Dạ, con không dám nhận đâu, món quà đó quá lớn, con đi học và đi làm gần trường mà, nên đi bộ tí xíu cũng không vấn đề gì ạ!

- Vậy hai bác sẽ tặng con một chiếc laptop để con thuận tiện trong việc học tập nhé?

- Dạ, cái này con cũng không nhận được ạ, mong hai bác hiểu cho.

- Bác đã nói rồi, không phải bác muốn trả ơn hay gì cả, mà tính bác nó thế, nếu con cứ từ chối không nhận gì thì bác sẽ áy náy, bứt rứt không thôi, vậy nên giờ con muốn gì cứ nói, nhỏ thôi cũng được, để bác thấy tinh thần thoải mái thôi, coi như con nhận vì bác đi.

- Dạ, nếu hai bác đã nói thế thì con sẽ nhận, nhưng con không nhận xe hay laptop đâu. Những cái đó đắt tiền quá, và con không dám.

- Được, vậy con thích gì, con cứ nói – mẹ em hỏi với giọng hồ hởi.

- Dạ, nhưng mong muốn này, con xin phép trao đổi riêng với bác trai được không ạ? Có bác gái ở đây con hơi ngại.

- Được, được chứ, bà đi vào trong đi, để cháu nó được tự nhiên.

Mẹ em nghe thế liền vội vã đứng dậy, nhưng bác chưa kịp đi thì đã bị tôi gọi giật lại:

- Bác ơi, bác cho con với bác trai mượn chai dầu ăn Neptune được không ạ? Loại 5 lít bác nhé!

Tác giả: Vo_tonq_danh_meo
Bài mới cùng chuyên mục

Truyện cười bựa: Hên xui

Truyện cười bựa: Hịch Phây-búc

Truyện cười bựa: Cô dâu 80 tuổi

Truyện cười bựa: Thật Và Giả

Truyện cười bựa: ÁNH VIÊN HƠI QUÁ ĐÁNG!

1234...424344»
Bài ngẫu nhiên

MP4: Akame ga Kill!

MP4: Tokyo Ghoul

Phía sau tình yêu là…nước mắt

MP4: Tokyo Ghoul

Chiếc máy tính bảng

MP4: Tokyo Ghoul

Chiếc máy tính bảng

TAG: