có lỗi! Tại chị ham mỏ quạ mà hại em rồi! Tại chị! Em đừng đi em sống lại đi
Trinh gào thét Trinh phục lên người em như muốn truyền hơi ấm vào cái thân thể giá lạnh đang cứng dần ấy, tiếng Trinh khóc khiến ai cũng muốn nưc nở theo Trinh. Rồi khi tiếng nức nở gào thét của Trinh yếu dần xuống thì người ta lại nghe thấy ai đấy gào từ ngòai kèm với tiếng chạy thình thịch
- Chích chòe đâu! Chích chòe nhà tôi đâu! Nó đâu?
Chưa ai kịp trả lời một dáng người lam lũ vẫn còn đầy mùi tanh cá lao vào bên Trinh, giọng mẹ Trinh lạc đi từ khi nào:
- Trời ơi! Con tôi! Sao lại thế này hả con! Sao không ở nhà mà lại ra biển hả con
Tiếng gào thét đầy ai oán của người mẹ tần tảo mất con làm người ta không chịu được mà phải tránh ra xa:
- Trời cao đất dày ơi! Tôi sinh mãi mới được đứa con, bố nó ngày đêm đi biển tôi ngày đêm chạy chợ lo cho nó, giờ nó lại bỏ tôi đi làm sao, con ơi! Dũng ơi! Dũng của mẹ ơi!
Trinh nức nở quay sang ôm mẹ, mong chia sẻ nỗi đau cùng mẹ nhưng không, một cái đạp từ bàn chân chạy chợ nuôi Trinh, một cái tát từ người mẹ đã bồng con bao lần, rồi mẹ Trinh lao vào cấu xé Trinh trong sự ngỡ ngàng của chính Trinh:
- Con khốn nạn! mày học lắm sao mày ngu thế! Sao mày không chết thay thằng Dũng đi! Mày di chết đi! Mày biến ngay đi! Mày ăn cơm tao mang về hay ăn cứt hàng xóm mà mày dẫn em ra biển rồi để nó chết thảm ngòai đấy! Cút ngay đi giời ơi sao cái đời tôi nó khốn nạn thế này.
Những cái tát, cái cào cấu, không hề làm Trinh thấy đau đớn, nỗi đau bị coi là kẻ giết em khiến Trinh như hóa dại, Trinh câm nín không phản kháng không buồn che mặt để mặc mẹ đánh. Người ta phải xông vào kéo Trinh ra khỏi trạm y tế Trinh mới thoát được, tiếng mẹ Trinh vẫn vang vọng trong nước mắt:
- Mày cút ngay đi! Con khốn nạn về nhà là tao chem. Chết mày, cút đi con đĩ…
Có khi nào con sóng vô tình thế không anh?
Không chút xao động trước ngây thơ trong tâm hồn bé bỏng
Không cả xót thương những nhọc nhằn tôm cá
Cả cuộc đời lênh đênh chốn xa xăm
Có khi nào biển bội bạc thế không anh?
Em chẳng dám nhận mình trọn đời chung thủy
Nhưng trước biển em vẫn giữ lòng em…
Vẫn gửi gắm ước mơ và niềm tin nơi ấy
Nhưng bờ cát chẳng giúp em níu giữ
Đôi bàn tay chới với, và sóng dập vùi em!
Chưa bao giờ em dám nghĩ phải đề phòng đến thế
Ngay cả biển cũng quay đi, em còn biết dựa vào đâu?
Đôi bàn tay níu chơi vơi…
Sóng! Từng đợt từng đợt mạnh dần theo con nước đang lên, khi con nước nuốt chửng bờ cát trắng và chạm vào bờ kè cũng là lúc con sóng gào thét. Những mảng bọt trắng xóa bắn tung tóe như một bịch nước người ta ném hết sức vào tường. Tiếng sóng xô bờ kè đá ầm ì vang vọng khắp bờ biển, cảm tưởng như tiếng động ấy trùm lên cả cái làng chài bé nhỏ sát biển. Nhưng tiếng gầm của sóng đầy dữ tợn bỗng như tan biến vào bầu không khí thê lương của ngôi nhà ngói bé nhỏ nằm giữa làng. Cánh cổng sắt hoen gỉ áp dọc vào hai bên tường gạch xỉ như đôi bàn tay buông buông thõng xuống để từng người từng người tiến vào cái sân nhà vốn đã chật, sao dân làng tập trung đông thế mà chẳng ai cảm nhận được không khí tấp nập. Chỉ có những ánh mắt buồn bã nằm sâu trong gò má hốc hác bởi nghèo khó nhìn nhau đầy thương xót, tiếc nuối. Một đám tang giữa làng chài đã lấy đi cái bầu không khí thường ngày vẫn có của ngôi làng. Tang lễ nhưng sao không có khăn trắng buộc đầu, không có vải màn che thân, không có lấy cả người chống gậy tiếp khách mà chỉ có 2 cô bé gày gò mắt đỏ hoe bờ vai rung lên liên tục khi đón người đến viếng. Có ai đó đi ngoài cổng vào chép miệng “Khổ! Chết trẻ quá đến cái khăn cũng không được đội! May mà 6 tuổi rồi nên chưa mất giỗ”
Trinh đứng bên cửa cắn chặt răng làm tiếng nấc nghẹn không thể thoát ra khỏi bở môi nứt nẻ, cả thân hình bé nhỏ chỉ giật lên từng đợt kèm nước mắt tuôn rơi khi nhận những lời chia buồn, động viên của hàng xóm, của những số phận cũng lênh đênh sóng biển như Trinh và gia đình. Trong buồng mẹ Trinh đàng gào thét co giật trên chiếc giường để đòi ra với Chích chòe “Không buông tôi ra! Tôi xin các người buông tôi ra! Để tôi đến với con tôi! Tôi không còn thiết sống nữa đâu! Chích chòe của mẹ ơi! Sao con khổ thế! Con đã được học hành đâu! Mẹ còn chưa đưa con đến trường mà! Con còn chưa đi chợ với mẹ mà! Chích chòe ơi”. Nhưng chẳng ai dám buông mẹ Trinh ra cả họ sợ chiếc quan tài lại bị phá ra bởi đôi tay gầy guộc với những chiếc móng tay nứt toác vì cào cấu suốt 2 hôm nay. Tiếng mẹ đau xót trong buồn vọng tới tai Trinh làm lòng Trinh nhói đau, ôm chặt lấy Ngọc và lại để những giọt nước mắt thấm vào chiếc áo ướt sũng nước mắt của Ngọc. Đôi mắt nhòa lệ nhìn lên bàn thờ mới dựng ảnh chích chòe với đôi mắt long lanh như con gái nhìn Trinh cười toe toét. Đau lòng quá ánh mắt Trinh cụp vội xuống để tránh cái khung ảnh vô hồn thì Trinh lại gặp phải chiếc quan tài đóng bằng những miếng ván cũ kĩ, nghe chú Thành em bố bảo rằng Chích chòe chết trẻ quá nên không được đóng ván mới phải đi tìm ván cũ đóng cho em.
Chao ôi! Sao Trinh thấy em mình khổ thế! Ra đi khi mà bụng còn đói meo chưa ăn sang, khi cái ngày khai giảng năm học đã gần kề. Chích chòe còn chưa biết đến ngôi trường mái đỏ nơi có thầy cô và bạn bè ê a học tập trên những chiếc bàn 4 ngăn kéo mà em Trinh vẫn hay tự tưởng tượng qua lời kể của Ngọc và Trinh. Thậm chí đến kết thúc của câu chuyện cổ tích Trinh kể Chích chòe cũng bị chị dấu nhẹm đi, để rồi giờ lại nhắm mắt nằm trong cỗ quan tài cũ rich và lạnh lẽo. Trinh thấy giận, rồi hận mình ghê gớm “Tại mình mà Chích chòe phải nằm đấy! phải xa lìa cuộc sống vẫn còn bao nhiêu điều thú vị để khám phá” Dòng lệ vừa vơi bớt đi lại tuôn ra xối xả trong tiếng khóc rưng rức. Các thím các mợ mắt đỏ hoe vội vã chạy lại ôm lấy Trinh an ủi “Cháu phải vững vàng lên! Mẹ cháu như thế rồi! Bố chưa về! giờ chỉ còn cháu là chị cả phải bớt đau thương lại để e cháu còn thanh thản ra đi!” Trinh gật đầu trả lời ngắt quãng “Vâ…ng… ạ” nhưng Trinh cũng chỉ biết trả lời như thế, còn nước mắt vẫn không thể ngừng rơi bởi tình thương dành cho đứa e bé bỏng.
Đã đến giờ đưa em Trinh ra nghĩa trang, các chú đã quyết định đưa chích chòe đi vì không thể để lâu hơn được nữa cho dù Bố Trinh vẫn chưa về. Chú Thành đứng ra trước nhà thay mặt ra đình nói vài câu cảm ơn mọi người và thong báo đã đến giờ đưa chích chòe đi, đi về với đất cát lạnh lẽo tối tăm tron cái quan tài ghép vội bằng những mảnh ván cũ rich. Chiếc hòm bé nhỏ được mấy thanh niên khỏe mạnh chọn từ trước nâng lên vai chuẩn bị cho ra xe. Tiếng mẹ trinh như xé toạc không khí “Không! Đừng mang nó đi! Trả con trai cho tôi! Chích chòe là của tôi! Các người cho tôi đi theo nó với! Chich chòe của mẹ ơi! Con ở lại đi con ơi! Các người cho nó ở lại đi”, phải thêm 2 người nữa mới giữ được mẹ Trinh nơi cửa buồng nhằm tránh việc mẹ Trinh cản trở. Trinh muốn gào thét theo mẹ muốn xông vào đám người kia để dành lại em, dành lại chích chòe nhưng ai đó đã vỗ vai Trinh “Mẹ cháu không được đưa em đi dâu! Chỉ có 2 chị em thôi! 2 dứa cố nén lại đưa em một đoạn đường nhé” Trinh sụt sùi gật đầu rồi cất bước như cái máy đi theo em.
Đám đông tách dần ra để nhường lối, những ánh mắt lạ lẫm của đám trẻ con, xót xa của người lớn nhìn vào đoàn người đang đi dần ra chiếc xe tang đang chờ sẵn ngoài cổng. Bỗng có những tiếng xôn xao, rồi đám người ngoài cổng dạt ra với tốc độ nhanh hơn đám đông tách đường cho chị em Trinh. Tiếng lao xao vọng lên làm đoàn người đưa linh cữu dừng bước “Bố nó về rồi đây này!” “May mà vẫn kịp”, “Khổ quá”… Vành tai trinh động đậy và đôi mắt sang lên hướng về đám người dang dãn ra đấy, bố về rồi vậy là trinh đã có bờ vai để dựa, có giọng nói khàn khàn ấm áp an ủi, có đôi bàn tay chai sạn vuốt ve để dịu đi cơn đau, Trinh như được tiếp thêm luồn sinh khí mới xiết chặt lấy đôi bàn tay của Ngọc cũng đang hướng về đám đông với mục đích như Trinh. Một dáng người lênh khênh bước những bước xiêu vẹo hiện ra, cả người bố Trinh nước biển nhỏ tong tong từng giọt, chắc hẳn bố Trinh đã không chờ đến khi con tàu cập bến mà lao mình bơi thẳng vào bờ mặc cho những con sóng dữ quật liên tục vào người.
Đôi mắt bố Trinh đỏ hoe nhìn thẳng vào chiếc quan tài chậm rãi gằn từng tiếng “Bỏ xuống”. Chú Thành tiến vội ra đỡ bố Trinh:
- Anh về rồi ah! Vào thắp nén nhang rồi đi tiễn cháu luôn anh ah!
Nhưng bố trinh không để y đến người em ruột của mình:
- Tao bảo bỏ xuống
Tiếng bố Trinh lạnh lung hơn làm chú Thành và ngay cả Trinh cũng hoảng sợ:
- Anh cứ bình tĩnh đi! Dù sao cháu cũng đi rồi anh ạ!
Nhưng bố Trinh chẳng nói thêm nữa cánh tay khẳng khiu vung mạnh lên gạt chú sang một bên làm chú Thành lảo dảo rồi ngã xuống sân. Nhanh như chớp bố Trinh đã giật được chiếc quan tài của chích chòe, đôi bàn tay gân guốc như muốn nhổ từng chiếc đinh đã đóng chặt vào ván. Đám thanh niên sau phút ngỡ ngàng khi bị giật quan tài vội vã lao vào chặn bố Trinh lại. Trinh cũng lao đến bên bố ôm chặt bố khóc nức nở
- Bố ơi! Bố đừng làm thế mà! Bố làm thế Chích chòe không đi dược
Bố Trinh nhìn Trinh nhìn cái áo quan trong tay rồi như tỉnh ra bố Trinh nhỏ nhẹ với mọi người:
- Tôi hoàn toàn bình tĩnh! Chú mở cho tôi nhìn cháu lần cuối
Chú Thành sau một lúc đắn đo rồi cũng đưa chiếc quan tài vào lại trong nhà mở ra để bố Trinh ngắm lần cuối.
Ánh mắt của người cha nhìn đứa con trai duy nhất thê lương xót xa, tiếng khóc không bật ra được bởi nỗi đau câm lặng chỉ có nhữn dòng nước mắt nhỏ theo từng giọt nước biển vẫn còn bám nơi tay áo rơi lần lượt vào chiếc quan tài. Rồi bố đứng dậy đi đến bàn học cẩn thận nâng chiếc cặp mà hàng sang chích chòe vẫn khoác lên người chạy khắp nhà làm ngôi nhà đơn sơ rộ lên tiếng cười vui vẻ. Lau thật kỹ từng đường may, từng chiếc quai đeo bố chậm rãi quay lại bên Chích chòe cẩn thận đặt nó vào trong áo quan đôi môi mấp máy “Con vẫn phải học con nhé! Đừng dừng lại Mạnh Dũng của bố” và bố khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc bên em, bên chích chòe của bố…
Đám tang kết thúc, ngôi làng bé nhỏ trở vè với vòng quay cuộc sống bình thường. Biển vẫn đầy tôm cá, người thì vẫn phải sống phải tồn tại và đàn ông lại ra biển đàn bà lại chạy chợ đan lưới, làm muối. Nhưng căn nhà bé nhỏ của Trinh thì không bình thường được nữa, tiếng cười đùa nói chuyện đã theo chích chòe nằm sâu dưới lòng đất. Mọi người dường như đang sống như những bóng ma ngay trong chính nhà mình. Trinh và Ngọc lặng lẽ đi học về nhà nấu cơm giặt rũ rồi ru rú bên bàn học. Mẹ Trinh sau những ngày tháng đau buồn vật vã cũng cất bước ra chợ để duy trì sức sống cho cái gia đình bé nhỏ này. Chỉ có bố Trinh đã thành con người khác, bố không
đánh cá, không câu đêm, không kéo lưới không buồn lau cả cái khung kính tràn ngập những tấm bằng khen nữa. Bố chỉ có rượu và thuốc bữa ăn đến chỉ qua loa chén cơm rồi câm lặng nhìn vào chiếc bát đôi đũa nằm im lìm ở 1 góc mâm dành riêng cho Chích Chòe và đổ những chén rượu trắng vào cái cổ gân guốc.
Không ai khuyên bảo được bố cả, bố cả ngày say sưa bên chai rượu lúc đầy rồi lúc vơi. Mà khuyên bảo vào lúc nào bây giờ khi Trinh nửa buổi đi học nửa buổi phải chạy chợ với mẹ để còn duy trì được cái việc học. Mẹ Trinh sau bau lần mắng mỏ chì chiết với Bố không ăn thua cũng đã để mặc cho bố vật vờ như cái bóng trong làng. Rồi thì sự im lặng của mẹ cũng đến mức giới hạn khi những món nợ bắt đầu tìm đến nhà, nợ tiền hàng, nợ tiền đóng tàu từ những ngày trước… khiến mẹ Trinh như phát rồ.
Vào một buổi sau bữa cơm trưa, Ngọc rửa bát ngòai sân, Trinh tranh thủ ôn lại bài chiều còn đi học, bố ngồi nốc nốt những giọt rượu cuối cùng trong chai. Mẹ Trinh lên giọng đay nghiến:
- Ông uống cho lắm vào! Giờ trăm thứ tiền người ta đòi kia kìa! Ông không làm thì lấy gì mà trả cho người ta bây giờ! Hay là ông muốn bán nhà mà đi biệt xứ.
Bố im lặng tiếp tục rót thêm một ly để nhâm nhi khiến mẹ càng tức tối hơn gào lên
- Ông thế này thì còn làm chồng tôi làm gì! Sao ông không biến đi để tôi không phải nuôi không ông! Sao tôi cứ phải cố làm để trả tiền rượu cho ông! Để nuôi 2 cái đứa lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học với hành thế này!
Không nói gì bố xách chai rượu ra khỏi cửa hướng về cái cổng sắt hoen gỉ. Mẹ Trinh dường như đã không thể chịu nổi dậm chân dậm tay nhìn theo bố, rồi dường như không biết phát tác với ai mẹ Trinh lao vào bàn học đẩy Trinh ngã dúi vào tường
- Còn cái con có học mà không có khôn này nữa! Từ nay mày ở nhà đi bán rau mà kiếm tiền bỏ mồm tao không nuôi không chúng mày nữa đâu! Cả thằng bố mày nữa, kéo nhau đi mà tự kiếm sống.
Chưa hả giận mẹ Trinh lôi cái khung kính đầy bằng khen treo trên tường ném thẳng ra ngòai sân:
- Này thì học, này thì bằng khen, tiền thì đéo có mà cứ thich lên mặt với đời
Trinh hoảng sợ nhìn mẹ, có tíếng kính vỡ vụn ngoài sân làm Trinh đứt từng khúc ruột. Sau tiếng vỡ loảng xoảng ấy Bố Trinh hiện ngay ra cửa ra vào nhìn vào mẹ trầm giọng quát:
- Nhặt ngay vào!
Mẹ Trinh dường như làm được bố Trinh mở lời hả hê lắm:
- Nhặt làm gì! Cái đấy không bán được ra tiền đâu! Chả đáng một xu! Ông thử cầm đi xem có đổi được 1 chén rượu ông vẫn uống không! Cái loại nghèo còn sĩ
Bố không nói đập mạnh chai rượu xuống nền làm Trinh hoảng hốt co mạnh người vào góc tường hơn. Còn mẹ Trinh thì mai mỉa:
- Sao thế? Không làm được gì giờ về dọa vợ đánh con ah! Giỏi giang ra xem chồng người ta kiếm tiền nuôi vợ con kìa! Đừng có mà ra oai với tôi! Cái loại đàn ông không ra đàn ông
Bóng bố tiến nhanh vào bên mẹ đưa bàn tay chai sạn lên tát thật mạnh “Bốp”, mẹ Trinh bị cái tát thật lực của bố nên mất thăng bằng ngã vào cái bàn học. Sau phút ngỡ ngàng vì bị đánh mẹ Trinh tru tréo gào thét:
- Ôi zời ơi! Giờ chúng nó đàn áp tôi, nó giết tôi, tôi nuôi chúng nó mà chúng nó định giết tôi làng nước ơi. Sao mày không giết tao luôn đi để tao theo con tao, giết ngay đi…
Sự ân hận hiện rõ trên mặt bố, bờ môi nứt nẻ mấp máy muốn nói gì đó với mẹ nhưng không lên lời, rồi không chịu nổi những lời đay nghiến ngày một tăng cấp bố Trinh ra khỏi nhà để lại tiếng gào thét của mẹ.
Từ ngày hôm ấy! Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến bố nữa, cơm không thèm ngồi chung mâm, ngủ thì sang nằm với 2 chị e Trinh. Căn nhà vốn đã vắng tiếng người giờ lại bao trùm bởi bầu không khí thù địch khiến Trinh cảm thấy ngột ngạt và khó thở.
Nếu cứ thế thì bố mẹ Trinh chắc chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa cả nhưng rồi mẹ Trinh không chạy chợ nữa. Mẹ xin được một chân phụ bếp ở một nhà hàng hải sản trước vẫn lấy đồ từ tàu của bố Trinh. Công việc mới của mẹ đỡ vất vả mà không phải dậy sớm, ngòai tiền lương hàng tháng khá tốt mẹ còn mang về được rất nhiều đồ ăn thừa mà với Trinh và Ngọc nó chẳng khác gì nem công chả phượng. Không phải dậy sớm chạy chợ, không phải vật lộn với từng rổ hải
Đến trang: