-->
2Hi.Biz
Hỗ trợ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Truyện VOz
Truyện Hoa Dại Full Online

Truyện Hoa Dại Full Online



- Chuyên mục: Truyện VOz
- Lượt xem:
oán, thương xót. Nhưng tiếng khóc của Trinh hình như không hợp lắm với gương mặt của người đang ôm Trinh. Một gương mặt dãn dần ra vì nhẹ nhõm, hơi thở như thoải mái hơn vì cất được nỗi lo lắng trong lòng. Nó thể hiện niềm vui nho nhỏ khi đạt được mục đích của bản thân “Bỏ đi đứa con của chính mình”…

Phong đạp nhanh lắm, mặc cho Trinh sợ hãi nhìn cảnh vật lao đi vùn vụt trước mặt mình. Phong sợ Trinh sẽ đổi ‎y’, sợ phải trở về cái chuỗi ngày lo lắng bởi cái vật trong bụng Trinh. Thế nên vừa dựng xe trước phòng khám là Phong kéo tuột vào bên trong, Phong muốn làm cơ sở tư cho nhanh chóng không phải xếp hàng ở bệnh viện vừa khó chịu vừa mất thời gian. Mà với Phong bây giờ thời gian là vàng là kim cương, mỗi giây trôi qua đều có thể khiến Trinh thay đổi suy nghĩ. Lúc đấy sợ rằng Phong có đủ can đảm rạch tay mình thật chứ không phải dọa như hồi sáng cũng không khiến Trinh mềm lòng được.

Mắt cứ mờ dần, Trinh như người mộng du khi được Phong kéo chạy qua chạy lại các phòng xét nghiệm máu, nước tiểu rồi siêu âm. Chỉ đến khi từng dụng cụ kim loại tách cửa mình ra thì Trinh mới choàng tỉnh, Trinh dãy dụa gào thét khiến cô ‎y tá phải bực mình dừng tay lại:

- Có muốn làm nữa không! Sướng được thì phải chịu đau được! Sao lúc sướng không kêu đau đi!

Trinh trả lời trong hơi thở ngắt quãng:

- Kh…ông, chá…u không muốn làm nữa! Ch…áu sẽ nuôi con

Cô y tá há hốc mồm nhìn Trinh một lúc rồi gắt lên:

- Không muốn làm sao không nói luôn từ đầu! Mất thời gian quá! Người nhà đâu vào đưa bệnh nhân ra ngòai đi!

Giọng Phong có phần hấp tấp:

- Xong rồi hả bác sĩ! Nhanh vậy ah!

Cô y tá xẵng giọng:

- Xong cái gì mà xong! Vào cho người nhà về đi! Không muốn làm thì vào đây làm cái gì?

Phong ú ớ một lúc nhìn sang Trinh nằm trên cái giường inox giữa phòng đang cố lắc cái đầu ra hiệu muốn ngừng. Như chợt hiểu ra Phong lại ngay gần bên Trinh gào lên:

- Em làm sao thế! Vào đây thì làm cho nhanh còn về! Em muốn dồn a vào chỗ chết mới được hả! Bác sĩ ơi cứ làm cho cháu đi ạ! Bạn cháu đồng ‎y’ rồi

Sau đó quay sang Trinh thì thầm:

- Em chịu khó tí đi! Một lát là xong thôi! Hay em muốn anh chết tại đây

Cái giọng an ủi thì ít đe dọa thì nhiều làm Trinh chẳng buồn phản kháng nữa, Trinh để mặc cho từng cái dụng cụ lạnh lẽo xé tọac phần cơ thể phía dưới. Đau, rát, quằn quại mà không dám co chân lại. Có cái gì như đầu chiếc máy hút bụi đưa vào, ruột gan Trinh như bị ai đấy lôi mạnh ra ngoài theo từng đợt hút. Trinh muốn ngất đi mà cơn đau cứ bắt Trinh phải cắn chặt môi câm nín. Cô y tá nhìn Trinh méo mó trào lệ liền cất giọng an ủi

- Sắp xong rồi! Tuần nữa là bay nhảy được ngay mà! Cố gắng!

Trinh lẩm nhầm trong đầu “Phải sắp xong rồi!” Trinh ước cuộc sống của mình cũng xong luôn như lời co y tá…

Mệt mỏi vì phải đi bộ dưới trời nắng một đoạn khá dài từ bến xe buyt về nhà trọ, Trinh lục cái túi sờn cũ lấy chiếc chìa khóa tra vào ổ khóa hoen gỉ gắn giữa bức tường vôi vữa và cánh cửa gỗ. Mùi của thức ăn thừa, quần áo bẩn xộc thẳng vào mũi làm Trinh hơi nhăn mặt lại, vẫn là cái cảnh nhà cửa bề bộn bát đĩa vứt tứ tung làm Trinh ngao ngán cởi trước áo sơ mi mặc để che nắng lên móc rồi thả mạnh người xuống chiếc giường còn nguyên chăn màn chưa gấp. Dạo này Trinh chẳng được Phong đưa đón lấy một lần đi làm lúc nào cũng gắt gỏng “Có vé xe buyt rồi sao không tự mà đi”, mà còn biền biệt tối ngày, hỏi lúc nào cũng bảo bận học làm Trinh chẳng biết thế nào mà lần.

Nằm được một lúc thấy cũng muộn mà hàng xóm bên nhà đi làm đã về cả nên Trinh cố gắng nhỏm người dậy thu dọn căn phòng bừa bộn ngập ngụa bát đũa vỏ thuốc lá và các lá bài tứ tung trong phòng, hệ quả của một buổi “học nhóm” của Phong để lại mà lịch “học” đợt này có vẻ dày hơn khi mà ngày nào đi về Trinh cũng phải làm lao công. Trinh thấy mệt mỏi thật sự, 3 năm ở với nhau nhưng chưa thời gian nào Trinh có cảm giác chán chường như thế này. Cả ngày đi làm mệt mỏi, tối về dọn dẹp cơm nước hầu hạ người yêu mà không được một câu an ủi nào. Đã nửa năm nay Trinh không nhận được bất kỳ món quà bó hoa nào dù cho các ngày lễ qua đi không phải ít. Đi làm va vấp đủ các hạng người vào quán trêu gẹo rồi sàm sỡ chưa kể bị đồng nghiệp đố kỵ vì khách vào ai cũng muốn hỏi thăm tán chuyện với Trinh và cả cái ông quản lí có phần hơi thiên vị Trinh, nhưng nào Trinh có muốn thế đâu vì cái bọn họ cần cũng chỉ là ngắm nhìn cái cơ thể con gái nõn nà, khoét ánh mắt vào sâu cái cổ áo hay đôi khi vô tình chạm tay vào cặp mông mây mẩy của cô. Ức chế lắm mà không thể phản kháng được, làm thế khách hàng họ làm ầm nên rồi chả mấy chốc lại ra đường lang thang tìm việc trong khi phải khó khăn lắm mới trụ được ở đây hơn nữa Trinh chẳng có bất kỳ giấy tờ gì ngòai cái chứng minh thư mang theo từ khi rời khỏi nhà. Trinh nhớ những ngày trước kia Phong luôn lắng nghe những nỗi ấm ức của cô mà phân tích động viên Trinh cố gắng vậy mà bây giờ thì cứ đề cập đến là Phong gạt phắt đi bằng cái giọng ngán ngẩm “Biết rồi! Có mỗi chuyện đấy mà em nhai mãi thế” rồi lại đè nghiến Trinh xuống cái giường ọp ẹp mà hành động theo bản năng chẳng màng đến những nụ hôn ngọt ngào hay những vòng tay vuốt ve kèm lời thì thào khơi gợi ham muốn nơi Trinh. Càng nghĩ mà Trinh càng muốn trào dòng lệ tủi thân từ đôi mắt buồn sâu thẳm.

Nhìn căn phòng đã tạm ngăn nắp Trinh lấy mấy chiếc quần bò và áo phông vứt lăn lóc khắp giường cho vào chậu để mang đi giặt không mấy hôm nữa không có gì mặc Phong lại gào lên “Làm cái gì mà có mấy cái quần không giặt! Em để anh mặc quần đùi đi học ah”. Cẩn thận lục lại các túi xem có gì Phong quên không lấy ra, Trinh lượm lặt được vài mẩu giấy nhàu nhò trong túi. Hơi tò mò và cũng muốn vuốt nó phẳng phiu hơn nên Trinh mở từng cái ra. Trong đám giấy tờ nhàu nhĩ là phiếu cầm đồ chiếc máy tính mà Phong bảo đi sửa, là những con số ghi vội vàng kèm theo chữ kí của ai đó, nó khá giống mô tả về các tờ phiếu ghi lô đề mà Trinh hay nghe mấy đồng nghiệp nói. Trinh thần người bởi những thông tin mà các mánh giấy vô tri giác cung cấp, hóa ra Phong đã nghiện lô đề từ khi nào mà cô không hay, nó giải thích cho những lần cần tiền đột xuất vào lúc 6h tối của Phong, những lần chiếc máy tính đi sửa một cách khó hiểu dù trước đấy vẫn còn đang chạy tốt hay cả chiếc xe máy mà Phong mới đem từ nhà lên cũng đôi khi “cho bạn muợn” mấy ngày hoặc 1 tuần.

Mệt mỏi, chán chường lại thêm cái cảm giác thất vọng vì bị người yêu nói dối làm Trinh chẳng muốn động chân động tay vào bất cứ việc gì nữa. Ngồi thu lu trong phòng đóng cửa Trinh chờ bằng được Phong về để nói chuyện nhưng càng chờ càng biệt tăm, đã 8h tối rồi mà chẳng thấy Phong đâu. Ruột gan bắt đầu sôi réo khiến Trinh bắt đầu mất dần kiên nhẫn, đang định nấu tạm gói mì ăn thì có tiếng của bác hàng xóm:

- Cái Trinh đâu rồi sang nghe điện thoại nhé!

“Dạ” một tiếng Trinh cầm mấy đồng tiền lẻ bước sang nhà hàng xóm, chẳng cần nhấc máy hỏi Trinh cũng đóan ra đấy là Phong và quả đúng như vậy giọng Phong có vẻ khẩn trương và lo lắng:

- Em về rồi ah! Em còn tiền đấy không

Trinh không buồn đáp lời mà hơi khó chịu hỏi lại:

- Anh đang ở đâu đấy! Anh về ngay đi em có chuyện muốn nói?

Phong vẫn cái giọng như đang bị ai đấy uy hiếp:

- Anh không thể về được! Em còn tiền đấy không?

Thấy Phong cuống cuồng hỏi gấp Trinh cũng đành dằn lòng xuống mà trả lời:

- Có nhưng mà tiền này để mai nộp học tiếng anh? Hôm trước e đã nói với anh rồi còn gì

Có tiếng thở hắt ra bên kia đầu dây rồi giọng Phong giục giã:

- Em mang ngay ra địa chỉ… này cho anh nhé! Nhanh không anh không về được đâu, rồi mình nói chuyện sau!

Trinh chưa kịp hỏi thêm gì đầu bên kia đã cúp máy để lại những tiết tút tút vô nghĩa. Lo lắng có điều gì xảy ra với Phong, Trinh dằn cơn giận dỗi mượn xe chị hàng xóm đạp ra cái địa chỉ Phong cung cấp qua điện thoại không quên mở cái tủ vải vét hết số tiền định mai đóng học tiếng anh nhằm nâng cao kiến thức để sau này kiếm được công việc ổn định hơn. Cái địa chỉ Phong đưa hóa ra lại là một cái cửa hiệu cầm đồ, còn đang ngơ ngác không biết có đúng địa điểm chưa thì Phong đã chạy vội ra đón Trinh:

- Sao lâu thế! Em có mang đây không!

Trinh vừa mới móc ra khỏi ví chưa kịp nói số tiền Phong đã giật lấy chạy vào trong tiệm. Ngó theo thấy Phong khúm núm bên một người đàn ông(chắc là chủ tiệm), tướng tá dữ dằn, mái tóc cắt cua sát da đầu càng tô điểm thêm cho cái vẻ ngoài hung tợn, sợi dây chuyền vàng to như xích lủng lẳng trước cái cổ ngấn mỡ, bàn tay với những ngón múp míp giật lấy mớ tiền Phong vừa cầm vào cất giọng đe dọa:

- Có đủ không đấy! Không đủ tiền trả lãi là tao cho đồ đạc của mày bay hết và báo trường báo bố mẹ mày lên giải quyết đấy!

Phong bám vào cánh tay đầy vết xăm trổ của ông chủ tiệm khúm núm:

- Dạ! Dạ đủ mà anh, cái này thừa đấy ạ! Anh cho em xin cái thẻ sinh viên mai đi thi a nhé!

Quẹt ngón tay vào chiếc lưỡi vừa thò ra khỏi bờ môi thâm sì và những cái răng ố vàng, người đàn ông đếm qua chỗ tiền trên tay rồi quay đáp lời Phong:

- Đủ rồi đấy! Lần sau đừng để tao phải cho người đi tìm mày như thế! Rõ chưa! Không lấy đồ ra thì phải biết đường đến mà trả lãi cho tao chứ! Hôm nay tao tạm thời cho mày cầm lại thẻ sinh viên, lần sau tao vào tận trường đấy.

Phong cầm vội chiếc thẻ sinh viên được vứt xoạch ra bàn như một khúc xương thừa trong cái giọng xu nịnh:

- Cảm ơn anh ạ! May hôm nay anh linh động cho em! Mấy hôm nữa tiền nhà gửi lên em sẽ ra thanh toán lấy đồ về.

Người đàn ông không buồn đáp lời Phong mà hướng ánh mắt như cú vọ về gốc cây bàng nơi Trinh đang đứng với vẻ mặt thất vọng chán chường nhìn Phong. Đôi mắt của lão ấy chợt sáng rực lên như lửa rọi vào thân hình Trinh, nó lướt qua gương mặt thanh tú với gò má cao vút rồi gắn chặt lên bộ ngực nảy nở đang phập phồng theo từng nhịp thở của Trinh. Có cảm giác như lão đang bóc trần Trinh dưới cái ánh mắt như con hổ đói thấy mồi. Đã quen với những ánh mắt kiểu thế nhưng Trinh vẫn cảm thấy sợ hãi trước tia nhìn của lão, Trinh vội vàng dắt xe quay ra đường, vậy mà cô vẫn thấy gáy mình nóng ran và cặp mông nảy nở bỏng rát. Có tiếng lão cười hềnh hệch với Phong:

- Bồ mày đấy hả! Ngon mắt gớm!

Cánh cửa phòng trọ đóng lại cũng là lúc Trinh chẳng thể nín nặng thêm được nữa, Trinh chì chiết Phong, nói hết những cái cảm giác thất vọng khi bị lừa dối khi Phong sa vào cờ bạc như thế. Trinh chỉ muốn gào thật to lên cho thỏa cơn giận dữ của mình nhưng Phong chẳng để Trinh gào bởi Phong gào còn to hơn Trinh:

- Làm sao! Chơi bời một tí đã kêu ầm lên! Khối thằng nó còn đánh bóng nợ cả trăm triệu ra đấy, anh chỉ mới có tí lô giải sầu chứ có cái gì đâu!

Trinh phẫn uất vặc lại:

- Anh giải sầu kiểu đấy mà được ahh? Giờ xe đâu, máy tính đâu? Nằm hết ngòai tiệm rồi chứ gì? Cà tiền đóng học của em anh cũng lấy giải sầu luôn rồi đấy!

Phong sửng cồ với Trinh:

- Có mấy đồng bạc mà cô to tát thể hả? Mai tôi trả, tôi lô đề cũng muốn kiếm chút tiền để nuôi cô đấy! Biết điều thì ngậm cái miệng lại đi không hàng xóm người ta cười cho!

Trinh bàng hoàng tê tái, “hóa ra là vì mình sao, tại mình hết sao, mình cũng đi làm cơ mà có ăn bám đâu”. Chẳng cãi Phong được câu nào Trinh gục mặt xuống nức nở:

- Phải! Là tại em, vậy sao anh còn bảo sẽ che chở bảo vệ em ngày anh đón em lên là gì? Sao anh không đuổi e đi luôn từ ngày đấy để phải vác cái của nợ này vào thân anh?

Tự cảm thấy mình quá đáng Phong ngồi thụp xuống bên Trinh ôm vào lòng an ủi:

- Anh xin lỗi! Tại anh hơi quá lời! Anh chỉ ham vui thôi! Đợi lấy được xe và máy tính ra anh sẽ không chơi nữa! Em đừng buồn nữa!

Trinh dụi mái tóc óng ả vào ngực người yêu thổn thức:

- Anh đừng chơi nữa nhé! Em không cần tiền từ những cái đỏ đen ấy, chúng mình cứ sống tạm bằng tiền mẹ anh gửi lên và lương em cũng đủ rồi mà.

Phong ậm ừ trong miệng rồi bế Trinh lên giường, đôi bàn tay bắt đầu chạy dọc cơ thể mặc Trinh phản đối:

- Đừng mà anh! Hôm nay em mệt! Em không muốn!

Nhưng Phong chẳng để ‎y’ đến lời Trinh vẫn đè thân hình mơn mởn của Trinh xuống rồi ngụp lặn trong tiếng rên rỉ khóai trá…

Gục mặt xuống chiếc bàn gỗ xỉn màu đầy những vết mực nham nhở, Phong chẳng buồn ra khỏi lớp dù đang là giờ giải lao. Bạn bè mấy đứa bàn trên hào hứng bàn tán về việc đi thực tập năm tới và kế hoạch chuẩn bị ra trường thế nào, nghe mà não hết cả lòng. Phong sợ ngày tốt nghiệp lắm, lúc đấy sẽ phải thực hiện cái lời hứa cưới Trinh năm nào Phong đã thốt. Phong không thể cưới vợ được, đời nào bố mẹ Phong chấp nhận Trinh không học hành, không bố rồi bị mẹ đuổi khỏi nhà như vậy. Cưới rồi sẽ ra sao chắc phải đưa cả vợ cả con về quê rồi xin việc dưới đấy luôn mà Phong muốn bám trụ lại cái đất Hà Nội này muốn mỗi lần về quê được vênh cái mặt lên như bao thằng khác vì làm việc ở Thủ Đô. Luẩn quẩn đến vỡ cả đầu với mớ suy nghĩ rối như bong bong ấy khiến Phong chẳng buồn để ‎ y’ chuông báo hiệu vào lớp đã reo, mãi cho đến khi lớp trưởng thông báo thầy giáo hôm nay có việc bận cả lớp được nghỉ sớm thì Phong mới ngẩng đầu lên ngơ ngác nhìn đám bạn lục tục ra về.

Lững thững dắt chiếc cub ra khỏi nhà gửi xe Phong chẳng muốn về nhà, cái nhà trọ giờ thành nơi Phong ghét bỏ hơn bất kỳ môn học nào. Về lại nghe mấy câu than thở kêu ca của Trinh về công việc, rồi chì chiết cái tật chơi lô đề quần áo bừa bãi, không giúp Trinh một tay. Nhiều lúc Phong cũng muốn nói chuyện với Trinh mà cảm thấy khó thế, ngày trước còn dễ chứ bây giờ Phong thật sự chẳng biết nói gì với Trinh, mấy câu trều đùa tếu táo giữa đám sinh viên với nhau nói ra cũng ngơ ngác chả hiểu gì, rồi học hành thi cử lúc nào cũng chỉ phán 1 câu “Anh cố lên!” là hết. Đám bạn bè cứ khen Phong có người yêu xinh nhưng chúng nó nào biết là những lúc Trinh xinh đẹp chỉnh tề là những lúc Trinh đi làm hoặc đi chơi còn đa phần là quanh đi quẩn lại vài bộ quần áo ở nhà cũ kĩ ngay cả đồ lót Phong chỉ nhìn thoáng qua cũng biết hôm nay mặc bộ nào mà cái đa phần đấy lại là đa phần của riêng Phong bởi 2 người sống cùng nhà với nhau. Tự dưng nhìn người yêu mấy đứa bạn khi nào gặp cũng tóc tai gọn gàng, quần bó áo chít nhìn bắt mắt nói năng thì hiểu biết hợp gu Phong thấy thèm thuồng khủng khiếp. Đang mên man với dòng suy nghĩ chợt co tíếng gọi từ hàng trà đá gần cổng trường “Ê! Phong ra làm cốc nước rồi hãy về”, đưa ánh mắt về phía giọng nói Phong nhận ra ngay thằng bạn cùng lớp đang ngồi trên viên gạch vẫy vẫy mình.

Đằng nào cũng chả muốn về nhà nên Phong không ngần ngừ dắt thẳng xe vào cái quán cóc ấy ngồi kế bên thằng bạn. Cốc trà đá vừa mới đưa lên miệng thì thằng Tuấn đã hất hàm hỏi:

- Thế nào? Dự định thực tập ở đâu chưa? Tốt nghiệp xong mày ở trên này hay về quê? Mà chắc cưới luôn em Trinh chứ hả? Em đấy ngon mắt thế không cưới nhanh

Đến trang:
Bài mới cùng chuyên mục

Đọc Truyện Tạ Trùng Linh Hồi Ký Voz Full

Huyền thoại Phồng Tôm - Đứa nào cười tao đấm phát chết luôn

Truyện Biên Giới...Ngày...Tháng...Năm...

Đọc Truyện Ngẫm... Voz Full - Tác Giả BELoster

Truyên Yêu Gái Massage Và Kết Cục... Voz Full

1234»
Bài ngẫu nhiên

Game New:Trò Chơi Dân Gian

Truyện Cánh đồng Bồ Công Anh Full

Tấm Cám

Truyện Cánh đồng Bồ Công Anh Full

Good Smile Company trình làng nendoroid Nishikino Maki

Truyện Cánh đồng Bồ Công Anh Full

Good Smile Company trình làng nendoroid Nishikino Maki

TAG:

XtGem Forum catalog