MÙA SEN
Mặt trời chiều dìu dịu, hắt thứ ánh nắng vàng ửng xuống những hồ sen rộng mênh mông, san sát phía chân đê. Thứ ánh nắng ấy giống như một lớp phấn trang điểm, khiến những đóa sen đương mùa nở rộ hồng rực lên, lung linh, rung rinh trong nhè nhẹ gió chiều. Những con gió dịu dàng sà xuống mặt hồ, len lách vào từng cánh sen, mang theo thứ hương thơm thanh khiết, trong văn vắt ấy phảng đi khắp ngả, khiến không gian xung quanh trở nên ngan ngát, mênh mang. Hãy thử tưởng tượng, vào một buổi chiều hiền hòa, bạn đứng trước một hồ sen với những cánh hồng lung linh trong nắng, rung rinh trong gió, tôi tin là tất cả những mỏi mệt, muộn phiền của bạn sẽ tan vào nắng rồi theo gió bay đi, giống như tôi lúc này…
Những xúc cảm, những dòng suy nghĩ miên man của tôi bị cắt ngang bởi tiếng ồn ào phát ra từ chỗ cổng chính, nơi có con đường nhỏ từ trên đê rẽ xuống, dẫn tới hồ sen. Có khá đông người đến chụp ảnh, gửi xe, thuê áo váy, rồi tranh giành vị trí đẹp, rồi trả giá, rồi nói, rồi cười, tạo nên một khung cảnh đông đúc và có phần nhộn nhạo.
Tôi không thích cái sự náo nhiệt đó cho lắm, vì thế tôi rẽ hướng khác, đi về phía cuối hồ, nơi đó yên tĩnh hơn, nguyên sơ hơn, chưa có những cầu tre nhân tạo, không có những bãi gửi xe ồn ào, không cả những biển quảng cáo, những người lôi kéo, mời chào. Tôi dừng lại ở một hồ sen nhỏ, yên tĩnh và khuất lánh bởi những luống cỏ hoang um tùm, nơi có một chiếc lều nho nhỏ, xinh xinh dựng lên khá ngay ngắn. Trên cái chõng tre đặt trước cửa lều, một ông lão râu tóc bạc phơ đang ngồi bên ấm trà say sưa đọc sách, loại sách dài, cũ kỹ và viết toàn bằng chữ nho, phía đầu chõng đặt một cây đàn nguyệt cổ. Nhìn ông lão, tôi cứ liên tưởng đến hình ảnh một cao nhân đã ngán ngấy cảnh ngột ngạt bon chen của dòng đời hối hả, lui về đây ở ẩn, tìm những giây phút bình yên cùng cỏ cây, hoa lá, cùng nhạc, cùng thơ.
- Chào cụ ạ! Không biết con có làm phiền cụ không?
Nghe tiếng, ông lão quay ra, nở một nụ cười phúc hậu và đầy thân thiện:
- Rất hân hạnh! Mời cậu ngồi!
- Dạ! Cụ đang đọc sách gì vậy ạ?
- Là sách thánh hiền! Lão giờ già rồi, còn thú vui gì nữa đâu ngoài đọc sách, ngắm hoa, làm thơ và chơi đàn!
- Cụ biết làm thơ ạ?
- Biết chứ! Lão làm nhiều thơ lắm, nhiều quá đọc không hết nên gửi cả đăng báo nữa!
- Dạ! Một bài thơ đăng báo thì cụ được trả nhuận bút bao nhiêu ạ?
- Lão cũng không biết! Vì gửi đi thì nhiều, nhưng đã được đăng bài nào đâu!
- Cụ có thể đọc cho con nghe một bài của cụ được không ạ?
- Tất nhiên là được!
Nói rồi, cụ nhấp hụm trà, mắt lim dim nhìn ra hồ sen xa xa, giọng ê a:
Trong đầm gì đẹp bằng em?
Vếu căng lấp ló áo xiêm phập phồng.
Đùi tròn, mu mẩy, mông cong
Mặc quần mà tưởng em không mặc gì!
- Hay! Hay thật! – Tôi vừa nói vừa vỗ tay bôm bốp tán thưởng! Lão già nghe vậy thì cười khoái trá. Rồi lão lật đật đứng dậy cầm cái ấm trà đi vào trong lều, bảo là chả mấy khi có bạn hợp giao cùng ngồi uống trà ngâm thơ, nên phải pha loại trà hảo hạng. Trà này do chính tay lão ướp từ sen dưới hồ, rất công phu, chỉ dùng để tiếp khách quý! Lúc này, tôi mới để ý thấy trong lều của lão treo lủng lẳng rất nhiều những bộ áo yếm, váy đen, rồi cả coóc-sê, sơ lít đủ màu sắc. Tôi thắc mắc thì lão giải thích rằng đó là đồ để cho thuê. Cái hồ sen của lão tuy hẻo lánh, nhưng thỉnh thoảng vẫn có khách đến chụp ảnh, nên lão kiêm luôn cả cho thuê quần áo để kiếm thêm thu nhập.
- Con tưởng chỉ cho thuê áo yếm và váy thôi, chứ coóc-sê và sơ lít thì ai chả có, sao phải thuê ạ? – Tôi thắc mắc.
- Cậu chưa biết đó thôi! Nhiều người chụp chủ yếu để khoe nội y, vì thế, cần phải thuê nội y đẹp, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt và chuyên dụng!
- Chuyên dụng là sao ạ?
- À, tức là nó có tác dụng làm cho những cái nó che giấu bên trong nhìn to lên gấp mấy lần, giống y như thật! Bình thường chỉ bằng quả chanh, nhưng mặc vào sẽ như cái bát múc canh!
- Giá thuê có đắt không cụ?
- Cũng tùy theo độ tuổi! Càng già thì càng đắt!
- Tại sao ạ?
- Vì coóc-sê cho mấy cháu tuổi mười sáu đôi mươi thì chỉ cần chức năng che đậy thôi, bởi cơ sở hạ tầng của các cháu ấy rất chắc chắn rồi. Còn với mấy chị trung niên, U50, thì ngoài chức năng che đậy, coóc-sê còn phải được thiết kế và gia cố thêm chức năng nâng đỡ. Chứ nếu không, cứ mải mê chụp hình, lúc nhìn xuống nó đã chảy xệ xuống đến rốn, có bà xuống đến bẹn, photoshop cũng không thể kéo lên nổi, nhìn rất mất thẩm mỹ! Nhưng đó là mấy năm trước, chứ năm nay là mốt chụp thả rông, thành ra, họ chỉ thuê áo váy, chứ coóc-sê và sơ-lít rất ế ẩm, cứ treo đó cho vui mắt thôi!
- Thế còn mấy cái lọ kia để làm gì ạ?
- Đó là mấy lọ Dạ Hương và thuốc trị ghẻ, ngứa, để khuyến mại cho khách thuê váy áo!
- Con không hiểu ạ!
- Thế cậu có biết vì sao mấy cái hồ sen này lại xanh tốt vậy không? Vì nó nằm ngay cạnh một trang trại nuôi lợn rất lớn. Hàng ngày, cái trang trại ấy cung cấp cho hồ cả trăm tấn phân và nước giải của lợn, nên nước lúc nào cũng xanh ngát, và hoa thì căng tràn sức sống. Do vậy, sau khi chụp hình xong thì chắc chắn phải cần đến thuốc trị ghẻ, ngứa. Tất nhiên, có những chỗ không thể bôi thuốc ghẻ vào được thì phải dùng Dạ Hương.
Ông cụ vừa ân cần giảng giải, vừa tỉ mỉ pha trà. Tôi thấy bàn tay cụ cầm cái ấm run run, khoèo khoèo, có vẻ rất khó khăn:
- Cụ sao vậy? Có vẻ tay cụ không được ổn lắm?!
- Ừ! Lão bị tai nạn lao động, cách đây hai năm rồi!
- Tai nạn thế nào ạ?
- Lần ấy, có một tốp học sinh cấp 3 đến thuê áo váy chụp hình ở đây. Chúng quây một tấm vải mỏng ở phía sau bụi lau để thay đồ. Đang thay đồ thì mấy đứa con gái hét toáng lên vì phát hiện có người rình trộm. Lập tức mấy thằng trẻ trâu bạn của chúng ở ngoài lao tới, đấm đá túi bụi. Sau lần đó, lão bị thương tật 69%, tay khoèo, cầm vật gì nặng là cứ run run! Lão thật không hiểu nổi cái lũ học sinh đó nó nghĩ gì nữa! Lão bằng tuổi ông chúng nó mà chúng nó cũng nỡ đánh! Bọn khốn nạn!
Giọng ông cụ nghèn nghẹn và trầm hẳn khiến bầu không khí như lắng xuống! Tôi cầm chén trà, nhấp một ngụm nhỏ, nhẹ nhàng an ủi:
- Thôi cụ ạ! Người ta nói “sinh nghề tử nghiệp”, cụ chưa bị đánh chết cũng là may rồi!
Bỗng có tiếng xôn xao từ phía triền đê. Một tốp bạn trẻ khoảng bốn năm người, nam nữ đủ cả, đang tiến về chỗ chúng tôi. Nhìn bộ đồng phục họ mặc thì biết ngay đám này là học sinh cấp ba. Một cậu lại gần chỗ tôi và ông cụ, giọng lễ phép:
- Dạ! Chúng cháu muốn chụp ảnh ở hồ sen này, không biết có được không ạ?
Ông cụ đáp lại bằng vẻ thờ ơ, lạnh nhạt. Có lẽ, những ký ức hãi hùng của vụ tai nạn lao động hai năm về trước vẫn ám ảnh cụ đến tận bây giờ, khiến cụ trở nên ác cảm và không muốn dính dáng tới đám học sinh nữa.
- Xin lỗi cô cậu! Lão đang có bạn hợp giao, uống trà đàm đạo, không muốn bị làm phiền, không thích ồn ào. Cô cậu thông cảm đi chụp ở chỗ khác!
- Dạ! Mong cụ giúp cho! Chúng con sẽ trả tiền cụ gấp đôi! Bạn gái con chụp khỏa thân nên muốn chụp ở chỗ yên tĩnh và kín đáo một chút, những chỗ kia ồn ào, nhiều người soi mói lắm ạ!
- Cậu nói lại xem nào, chụp khỏa thân sao?
- Dạ vâng!
- Thôi được! Lão sẽ thông cảm, tạo điều kiện để cô cậu chụp, nhưng phải cho lão đi cùng! Lão sẽ cầm hoa, cầm quần áo, và bê đồ giúp cho, nhá?
Đám học sinh gật đầu chấp thuận rồi kéo nhau xuống hồ. Ông lão cũng lật đật chạy theo, cái tay vung vẩy, khoèo khoèo. Nhìn bộ dạng đó của lão, tôi mới thấm thía cái câu “sinh nghề tử nghiệp”. Đúng là chỉ cần có tình yêu, có niềm đam mê với công việc mình đã chọn thì dù có hiểm nguy, có bị khoèo tay, thọt chân, người ta cũng vẫn vui vẻ, và vẫn thấy cuộc sống của mình tươi đẹp, ý nghĩa biết bao nhiêu!
Tác giả: Vo_tonq_danh_meo