Hà Nội và những ngày nghỉ tết
HÀ NỘI VÀ NHỮNG NGÀY NGHỈ TẾT
-------------------------------------------
Hà Nội rất khác vào những ngày tết và giáp tết. Ấy là khi học sinh, sinh viên đã nghỉ học hết; khi những người lao động, những cán bộ công nhân viên ở khắp các vùng miền đã về quê ăn tết, chỉ còn lại Hà Nội với những con phố thênh thang dìu dịu nắng vàng, với những con gió mơ màng đưa những chiếc lá bàng chao lượn trên mặt đường mênh mang. Chẳng còn nữa một Hà Nội nhộn nhịp, rộn ràng mà thay vào đó là một sự bình lặng đến ngỡ ngàng. Phải chăng, những người vừa rời xa Hà Nội ngày hôm qua đã gói cả sự hối hả của Hà Nội vào trong hành trang của họ, nhét hết những ồn ào vào trong những gói quà và mang về nhà, bỏ mặc Hà Nội rầm rì trong sự yên ả đến lạ kì…
Và giờ đây, tôi đang cùng với chiếc honda lượn lờ thong thả để tận hưởng một Hà Nội yên ả như thế! Một không gian rất khác, một cảm giác rất lạ trào dâng khiến tâm trạng tôi bâng khuâng và đầu óc lâng lâng. Chẳng còn những tiếng rú ga điên dại khiến tôi phải giật mình ngoái lại bằng cặp mắt e ngại rồi hớt hải dạt vào lề bên phải; cũng chẳng còn những em gái chân dài với áo hai dây trễ nải, quần soóc thiếu vải khiến tôi phải nhìn theo mê mải; không còn cảnh chen chúc người xe, leo cả lên vỉa hè, đè cả lên nắp cống; rồi khi dừng đèn đỏ, chẳng còn những tiếng còi bấm inh ỏi phía sau như thúc giục bạn rằng: “ĐKM mày đi nhanh lên! 5 giây nữa là tới đèn xanh rồi, sao vẫn chưa đi?”.
Tôi không chắc một Hà Nội yên ả, dịu dàng liệu có đẹp hơn một Hà Nội hối hả, rộn ràng? Chỉ biết rằng đó là một Hà Nội rất lạ. Lạ thôi, còn có tốt hơn không thì chưa biết! Giống như cái cảm giác đang ăn cơm quanh năm đột nhiên được măm bún cá; như đang hút thuốc lá chuyển qua đá thuốc lào, như đang dùng bao lại đổi sang uống thuốc…
Lang thang mãi cũng chán, tôi quyết định đi chọc bi-a cho khuây khỏa. Nghĩ vậy, tôi rẽ luôn vào một quán bi-a ven đường. Cửa vẫn mở nhưng bên trong vắng hoe, chẳng có khách nào chơi, cũng chẳng một bóng người. Tôi gọi rát cổ một hồi mới thấy một bà chị khoảng gần năm mươi tuổi, mặc chiếc váy màu cà phê bước ra khệ nệ, bụng phệ, ngực xệ, và không mặc coóc-sê…
- Gọi gì thế em?
- Hôm nay chị có cho chọc không?
- À! Em chọc hả? Đấy, gậy đấy, bi đấy, chọc đi!
- Chọc một mình chán lắm! Chị có nhân viên nữ nào xinh xắn thì bảo ra đây chọc với em cho vui!
- Chúng nó về quê ăn tết hết rồi! Làm gì còn đứa nào!
- Đệt! Quán kiểu éo gì mà không có nhân viên nữ? Vậy ai sẽ nắn bi lau gậy cho em?
- Em thông cảm! Chiều 30 tết rồi, người ta còn bận sắm sửa, sắp cỗ cúng tổ tiên, chỉ có thằng nào điên mới đi chọc bi-a vào giờ này thôi! Nếu em vẫn nhiệt tình muốn chọc thì chị sẽ chọc cùng em, sẽ nắn bi lau gậy cho em, ok?
Tôi không nói gì, vội vã chạy ra cửa rồi nổ máy phóng đi. Nản thật, định vào chơi cho vui mà tự nhiên lại mua bực vào người. Thôi được, vậy đến quán mát xa chân thư giãn vậy! Đó là quán quen, mỗi lần có bức xúc, khó chịu trong người là tôi lại tìm đến chỗ đó để các em ấy mát xa chân cho, dễ chịu và thoải mái lắm! Các bạn đừng nghĩ bậy nhé! Đây là mát xa lành mạnh, không giống mấy cái chỗ mát xa trá hình khác đâu! Khách vào đây đông lắm, họ đều là những người gặp vấn đề ở chân. Người đau chân phải thì vào nắn bóp chân phải, người mỏi chân trái thì vào mát xa chân trái, nhưng phần lớn vẫn là những khách cảm thấy khó chịu ở chân giữa cần phải xoa bóp để giải tỏa.
Lão chủ quán mát xa đang cúng và đốt vàng mã trước cửa, thấy khách quen, lão cười tươi thân thiện:
- Chào thằng em!
- Dạ! Chào anh! Anh đang cúng tất niên hả?
- Ừ! Sắp cho các cụ mâm cơm, đốt cho các cụ ít vàng mã để các cụ phù hộ sang năm mới tuyển được nhiều nhân viên mới trẻ trung, yêu nghề, chứ mấy đứa hiện giờ khách quen mặt rồi, tay đã chai cứng hết cả, khách kêu quá em ạ! Mà em đến mát xa hả?
- Dạ vâng! Anh bảo con Tưng lên bóp cho em nhé!
- Giờ thì đến con Polla anh cũng chịu, vì chúng nó về quê hết rồi!
- Đệt! Nhưng em đang bức xúc! Chả lẽ…
- Thôi được, để anh bố trí xem sao…
- Vậy thì tốt quá! Có em nào nhà gần đây hả anh?
- Không, có bà ô-sin, bà ấy không có chồng con gì nên xin được ở lại ăn tết với gia đình anh. Bà ấy cũng đang thắp hương cúng cụ ở trong kia, để anh bảo bà ấy tranh thủ vào làm cho em trước, xong rồi ra cúng sau…
- Dạ thôi ạ! Anh cứ để bà ấy cúng đi, em về nhà tự làm cũng được!
Thế là tôi lại thất thểu quay xe về. Con đường vào những ngày bình thường luôn chật ních người xe qua lại, ai cũng hối hả, vội vàng, bon chen, bươn trải, thế mà giờ nằm im lìm, cô đơn, hoang hoải. Cả hàng cây bên đường cũng đang trầm tư khắc khoải, càng như hùa vào lòng tôi những xúc cảm man man trống trải… Tôi cho xe chạy chầm chậm lại gần một chợ hoa, đã là cuối chiều 30 rồi nên người mua hoa chỉ còn lác đác, còn những cánh hoa cũng đã ít nhiều xơ xác. Thấy có khách lại gần, thằng cu bán đào đon đả mời chào:
- Đào thế đi anh ơi! Mua về mà chơi!
- Có thế nào độc và đẹp không?
- Có chứ anh! Năm nay bọn em mới đưa ra thị trường một thế mới có tên là “Thiếu nữ bên hoa súng” rất được khách hàng ưa chuộng, mọi người đổ xô tranh nhau mua. Từ hôm 23 đến giờ em đã bán được 2 cây rồi đấy!
- Còn cây này thì sao? Nó là thế gì?
- Đây là thế “Bà già xay lúa giữa mùa xuân”, dù là một thế truyền thống nhưng người mua vẫn rất thích. Em cũng đã bán được 1 cây rồi!
- Không có thế “Cưỡi ngựa hái bưởi” à?
- Thế đó hơi khó anh ạ! Chắc phải sang năm!
- Ừ, vậy thôi! Sang năm anh mua!
Đang định quay xe về thì tôi đã thấy một con bé đứng bên cạnh, tay xách cái giỏ rồi ghé sát vào tai tôi nói nhỏ:
- Mua chim không anh? Mua về mà chơi tết, vui lắm!
- Chim đâu?
- Đây, chim đây!
- Chim gì mà lại bọc giấy báo kín mít rồi quấn dây chặt thế kia? Không sợ chim chết ngạt à?
- Không, là chim giả mà anh, séc-toi ấy, quấn thế này cho kín đáo, người ta đỡ soi mói. Có loại mới về được trang bị cảm biến tự động điều chỉnh kích thước, tự động điều tiết nước, rung cực êm, như thật luôn! Mua hai con khuyến mại một con!
- Nhưng anh có chim thật rồi mà, sao phải dùng chim giả?
- Thì là để hỗ trợ thôi, lúc nào chim thật làm việc quá sức hoặc mệt mỏi thì lôi cái này ra ứng cứu!
- Nhưng chim thật của anh thất nghiệp lâu lắm rồi, có việc gì làm đâu mà sợ quá sức?
- Á Đù!!! Tưởng gặp dân chơi, hóa ra là thằng dở hơi!
Con bé đó ném vào mặt tôi một cái nhìn hằn học rồi quay ngoắt đi với vẻ bực dọc. Tôi cũng buông một tiếng thở dài não nề rồi quay xe ra về. Haizzz! Cái mình cần thì không thấy, cái mình chán ngấy thì lại cứ chào mời.
Tôi đã bắt đầu thấy ngan ngán với một Hà Nội yên ả và thong thả như thế này. Bún cá cũng ngon, nhưng chỉ thỉnh thoảng ăn thôi, cái mà người ta có thể ăn quanh năm vẫn phải là cơm. Thuốc lào hút cũng phê đấy, rít tiếng cũng to đấy, nhưng bạn không thể bỏ cái điếu cày vào túi để mang đi dự tiệc, để mời đối tác được, đó là lí do vì sao người ta vẫn phải dùng thuốc lá. Thuốc tránh thai nữa, cũng rất an toàn, mang lại cảm xúc chân thật, thế nhưng đàn ông vẫn phải mang theo bao cao su trong ví, để lúc bí mang ra dùng, chứ chưa thấy ai mà trong ví để thuốc tránh thai rồi lúc đưa gái vào nhà nghỉ lại đè ngửa con nhà người ta ra bắt uống. Thành ra, bao cao su vẫn là mặt hàng bán chạy nhất tại các hiệu thuốc.
Hà Nội cũng thế, lặng lẽ, yên ả một vài ngày thì rất thú vị, nhưng nếu cứ như vậy suốt cả năm thì cá nhân tôi không thích, bởi tôi đã quen với một Hà Nội sôi động, ồn ào dẫu lúc nào cũng ngập tràn khói bụi.
Người ta cứ bảo rằng Hà Nội trước đây yên bình lắm, người Hà Nội trước đây thanh lịch lắm! Thế rồi những người di cư, những người lao động từ các vùng miền khác kéo tới đây sinh sống và làm việc đã khiến cho Hà Nội trở nên bụi bặm, ngột ngạt, ồn ã và xô bồ. Nhưng tôi thì không nghĩ thế! Hà Nội của ngày xưa là một Hà Nội thanh lịch yên bình, còn Hà Nội của ngày nay là một Hà Nội nhộn nhịp và năng động. Đó không phải là sự mất mát, không phải là sự mai một mà ngược lại, đó là sự phát triển. Và những người di cư, những người lao động từ những vùng quê khác ấy, họ đã đóng góp một phần không nhỏ để tạo nên một Hà Nội như bây giờ, họ cũng là một phần của Hà Nội, họ cũng là người Hà Nội…
Và thực lòng, tôi mong cho những ngày nghỉ tết trôi qua mau, để những sinh viên lại nô nức đến trường, để những người lao động, những công nhân viên chức lại đi làm bình thường, để những người, những xe lại ồn ào, tấp nập trên những nẻo đường. Bởi nếu vắng họ, tôi có cảm giác Hà Nội không còn là Hà Nội…
Tác giả: Vo_tonq_danh_meo